CHƯƠNG 6 - NÓI VỀ 7 ĐẠI. 7 ĐẠI VỐN NHƯ HUYỄN VÔ TỰ TÁNH, NÊN PHẬT ĐÃ DÙNG BIỆN CHỨNG TRUNG QUÁN THÂU VỀ NHƯ LAI TẠNG CHÂN NHƯ NHIỆM MÀU…7 ĐẠI ẨN HIỆN RA SAO?

(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
thuvienhoasen.org

7 Đại là 7 đại-chủng: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không đại…và Kiến đại, Thức đại…(đại chủng: elements).

7 đại cũng đều là do THỨC biến, do cái Thức Sơ năng biến tức Hiện thức, chuyển hiện mà thành ra 7 đại, cũng là vì do Tâm Động-niệm, do cái niệm-mê-mờ-vô-thủy…Vậy thì trong sự chuyển hiện thành pháp giới, công lao hay lỗi lầm chẳng phải là ở Căn hay ở Trần, hay ở Địa-thủy-hỏa-phong-không, mà lỗi lầm là ở cơn mê-sảng của Tâm nó động đậy, để khởi vọng tưởng cùng vọng tình tức là vọng thức phân biệt.

Khi thức sơ năng biến khởi tâm tự-chiếu soi, thì nó chuyển thành Kiến-phần và Tướng-phần…Và 2 phần này luôn luôn phải ẨN HIỆN nhịp nhàng TƯƠNG ƯNG (synchrone).

Cái Kiến phần, nếu nó chịu đứng lặng, thì toàn bộ là của nó thường khinh thanh sáng láng vi tế, à nó tức là Kiến-phần, tức là CĂN hay Căn-đại.

Tướng phần thì chuyển hiện tương ưng nhưng ngày càng trọng trược kém khinh thanh sáng láng…và nó tức là Địa-thủy-hỏa-phong-không…tức là TRẦN.

Cái Kiến phần, nếu nó biết chỉ chiếu soi 1 cách thuần phác vô tâm, thì nó vẫn Kiến-đại.

Nhưng nếu nó quay ra chiếu soi 1 cách hữu-tâm, muốn nắm bắt phân biệt, rồi khởi tưởng khởi tình, thì 1 phần của nó trở thành dao động lăng xăng, giao thoa với những quang minh trọng trược hơn của Tướng phần, và trở thành Thức-đại tức là THỨC…

Vậy thì 7 ĐẠI chỉ là:

Hoặc khi hư-không vi tế hay các đại vi tế hơn hiện ra, thì địa đại tan biến và ẩn đi.

Cũng như khi Tối hiện ra, thì Sáng ẩn đi, hay ngược lại…

Bởi thế, nên trong Kinh Lăng Nghiêm, trang 363,, Phật daay5 rằng:”Này Phú Lâu Na! nếu ông phát minh cái hư-không thì hư không hiện ra. Địa thủy hỏa phong, mỗi mỗi phát minh thì mỗi mỗi hiện ra. Nếu cùng phát minh thì cùng hiện ra…”

Chữ Phát minh đây có nghĩa là: hoặc là chủng tử nghiệp lực của chúng sanh hiện hành nở xòe ra, thì có thứ Đại tương ưng nó hiện ra, và như thế là nghiệp-quả-sắc, tức là thứ sắc tướng chuyển hiện tương ưng với nghiệp…Hoặc là khi kẻ hành giả quán chiếu 1 đại nào tới mức thuần thục đúng mưc, thì Đại ấy hiện ra, như trường hợp ngài Nguyệt quang đồng tử quán nước, và như thế thì gọi là Định-quả-sắc.

Trong Kinh Lăng Nghiêm (từ trang 271 đến 305), Phật đã giảng giải cho ngài A Nan về 7 Đại, và Ngài đã dùng lối Luận lý Trung quán để đả phá các kiến chấp nông cạn của phàm phu và ngoại đạo về 7 đại ấy, đồng thời THÂU 7 đại về Như lai tạng Chân như nhiệm màu.

Cũng tương tự như trong đoạn thâu Nhĩ căn và Thanh trần đã nói ở trên, Ngài đã bác bỏ 2 thế-luận là Tiếng chạy-đến-bên-cái-nghe và Cái-ngeh-chạy-đến-bên-Tiếng, để làm nổi bật lên Lối nhìn theo chiều sâu, theo Trung đạo song chiếu, theo nhân quả nội-tại tự biến, theo Tự-tâm biến hiện.

Vì vậy, nên lời dạy trở thành ẩn mật, và người đọc tụng Kinh Lăng Nghiêm cần phải sửa đổi cái tập quán nhận thức sâu nặng hay nhìn theo bề ngang của mình, thì mới lãnh hội được ý kinh cùng Chân lý.

Vậy thì Luận lý Trung quán tức là lối nhìn theo chiều sâu, theo Nhất-như, theo lẽ tương-sanh-tương-duyên, theo những tia-chớp-nháng phụt lên từ nơi Chân-không do sức hành-nghiệp…Nhìn theo lối đó, thì lần lần sẽ thấy rõ ràng rằng: sự vật không phải là thật có, không phải thường còn, không phải là có ngã, không phải là hòa hợp cũng chẳng phi hòa hợp, không phải tự-sanh, không phải Tha-sanh, không phải Cộng-sanh, cũng không phải không có nguyên nhân. Vì đều chỉ là BIẾN HIỆN, do nghiệp lực chiêu cảm…

Do đó, sẽ vô lý hóa, sẽ tiêu trừ, sẽ vượt được mọi thế-luận, mọi hý luận cùng kiến chấp.

Vậy thì những thế-luận này là những gì?

Thế luận này kể ra thì rất nhiều, nhưng tựu trung cũng chỉ có 2 loại:

a)- Hãy nói trước về luận-cứ thứ nhất.

Đây là luận cứ của phàm phu. Phàm phu chúng ta, khi nhìn thế gian, thì thường cho rằng: các sự vật đều là do 7 đại HÒA HỢP với nhau mà tạo dựng thành, hoặc là do 7 đại PHI HÒA HỢP với nhau mà tạo dựng thành.

Tỷ dụ như thân-căn con người thì gồm: 1 ít đất, 1 ít nước, 1 ít lửa tức hơi ấm, 1 ít phong tức hơi thở, vi-trần-số những lổ hổng (holes) tức hư-không, rồi gồm với cái thấy-nghe-hay-biết tức là Kiến-đại và Thức-đại, để tạo dựng nên. Như thế tức là các đại hòa-hợp.

Nhưng tới khi mạng chung, thì chỉ còn có cái thây ma gồm: đất, nước và hư không. Còn 4 địa kia đã biến đi đâu mất. tức là 4 đại kia đã phi-hòa-hợp.

Lối nhìn này thực ra không phải là hoàn toàn sai, nhưng nông cạn, chưa sát với chân lý, chưa rốt ráo liễu nghĩa. Vì vẫn còn là nhị biên.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật đã mấy lần phá những ý-niệm nhị biên đó. Vì các đại không thể nói là hòa hợp, cũng không thể nói là phi-hòa-hợp được.

Tại sao không thể nói là hòa hợp?

Là vì như ở trang 191 của kinh, Phật dạy rằng:”Này Anan! Hiện nay, ông đang nhìn thấy trời sáng. Nếu cái thấy (tức Kiến đại và Thức đại) của ông nó hòa-hợp với cái sáng (tức là 1 thức hỏa-đại), thì cái sáng hiện đó, vậy chỗ nào là chỗ nó XEN LỘN với cái thấy?....Cái thấy và cái sáng đều có thể nhận rõ, nhưng còn hình trạng xen lộn thì như thế nào?1” Tức là ý Phật muốn dạy rằng: nếu 2 đại ấy hòa hợp được, thì nó phải có 1 khoảng cách xen lộn lẫn nhau, và nếu đã không chỉ rõ được khoảng cách ấy, thì làm sao có thể nói là 2 đại hòa hợp được?!

Là vì nếu suy ngẫm kỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng: tỷ dụ như nước với lửa, như đất với hư-không…, nếu chúng là THẬT CÓ và tồn tại riêng biệt, thì làm sao chúng có thể hòa hợp với nhau được?...Sở dĩ chúng có thể THẨM THẤU lồng vào nhau, và có thể GIẢ HỢP tương sanh tương duyên để làm phát hiện nên mọi ảnh tượng sự vật, chính là vì chúng chỉ là HƯ HUYỄN, chỉ là quang minh, chỉ là do Thức biến, là Tự-tâm biến hiện, là cùng 1 THỂ nhưng khác nhau ở mức độ vọng hóa mà thôi. Do đó, chúng có thể thẩm thấu lồng vào nhau, giả hợp, khiến những giác quan thô kệch của chúng sanh lầm tưởng rằng chúng hòa hợp mà thôi.

Nhưng các đại cũng không thể nói là Phi-hòa-hợp được? là vì sao?

Là vì, cũng như Phật dạy nơi trang 191, 192 rằng: “nếu cái thấy của ông Anan nhất định là phi hòa hợp với cái sáng, hay phi hòa hợp với sự vật…, thì làm sao lại thấy được cái sáng hay thấy được sự vật?! hoặc là nếu cái thấy và cái sáng nhất định là phi hòa hợp thực sự, thì giữa 2 cái đó phải có 1 LÀN RANH GIỚI, và phải chỉ được làn ranh giới ấy…Đã không chỉ được ranh giới, thì làm sao có thể nói là phi hòa hợp?!”

Là vì như trong tỷ dụ cái thây chết nói trên thì có 4 đại là hỏa-phong-không-kiến-thức đã phi hòa hợp, đã bỏ ra đi và biến đi…Nhưng nếu là phi hòa hợp thật sự, thì 4 đại đó, tuy đã bỏ ra đi, song vẫn còn phải tồn tại và phải có chỗ để đi đến…Đằng này không, chúng chỉ tan biến đi và chẳng biết là chúng đi đâu!

Là vì nếu suy ngẫm kỹ, thì sẽ thấy rằng: cả 7 đại đều không có cách gì phi hòa hợp với nhau được, vì chúng đều DÍNH MẮC lẫn nhau, đều là quang minh của pháp giới cả, đều không thể ra khỏi pháp giới được…, và chỉ có thể là tùy theo nghiệp lực của chúng sanh đứng nhìn để HIỆN hay ẨN mà thôi…. Cũng như tất cả chúng ta đây, chẳng ai có thể vượt khỏi cái Dính-mắc với pháp giới, trừ những ai biết tu Như-huyễn tam ma đề để chứng nhập Diệu tâm..Vì thế, nên các đại chỉ có GIẢ LY thôi.

Tóm lại, thì cả 2 nghĩa: Nhân duyên hòa-hợp hay phi-hòa-hợp đều không thể thành tựu.

b)-Luận cứ thứ 2: Thuyết TỰ NHIÊN hay NGẪU NHIÊN của ngoại đạo.

Thuyết Tự-nhiên này của ngoại đạo là như thế nào? Một vài trường phái ngoại đạo chủ trương rằng: tạo vật sở dĩ có, là do 1 Đấng sáng tạo đã tạo dựng nên, còn như Đấng sáng tạo này thì TỰ NHIÊN mà có, tức là không có nguyên nhân tạo ra (incréé hay causeless).

Hoặc có trường phái chủ trương rằng: tuy không có Đấng sáng tạo, nhưng đã có 7 đại là đại-chủng và yếu-tố căn bản để tạo dựng nên mọi sự vật…Hoặc có phái cho rằng chỉ có LỬA là đại-chủng căn bản…Và họ cho rằng những đại-chủng căn bản là tự-nhiên có, không có nguyên nhân tạo ra.

Hoặc có phái cho rằng Thời-gian mới là đại chủng cơ bản đã tạo dựng nên mọi sự vật.

Thực ra thì những chủ trương của ngoại đạo này không phải là không hàm chứa ít nhiều chân-lý, nhưng chân lý còn kém thấp, nông cạn, và còn gợn niệm kiến chấp. là vì những cơn tam muội của họ đạt được còn nông cạn, chưa rốt ráo, khiến họ còn nảy ra những vọng tưởng vi-tế đảo điên, và chưa nhìn thấy rõ cỗi nguồn của sự vật.

Những phái chủ trương rằng 7 đại hoặc Thời-gian là đại chủng cơ bản, thì còn vấp phải kiến chấp quá nhiều. vì họ cho rằng những đại chủng ấy là THẬT CÓ, cà đại chủng có thể SANH RA những vật kia…Không biết rằng đại chủng cũng chỉ là 1 VỌNG TƯỞNG huyễn hiện, và cái này có thể sanh ra cái kia cũng chỉ là 1 vọng thức còn sặc mùi thế tục.

Còn chủ trương có 1 Đấng sáng tạo thì đã cao hơn. Đó là chủ trương truyền thống của Bà la môn giáo, cho rằng có 1 Đấng Phạm thiên sáng tạo…Quan niệm ấy là quan niệm Nhất nguyên thần hóa và nhân-ảnh hóa. Nhưng Nhất nguyên thần hóa mới chỉ là 1 ý-niệm một bên. Còn thiếu Nhất nguyên phi thần hóa và con đường Song chiếu Trung quán…Vả lại, Nhất nguyên thần hóa thì vẫn nghiêng về chấp CÓ, cho rằng vị Phạm thiên là THẬT CÓ, trong khi Phạm thiên vẫn chỉ là một ảnh tượng vọng hiện, và cái Thực tại cuối cùng vốn là chẳng-có-chẳng-không (ni Etre ni Non-Etre). Nhưng hình như thiên-tư tự nhiên của tâm thức người dân Ấn Độ là ưa thích Nhất nguyên thần hóa, ưa thích 1 Đấng Phạm thiên thật có, vì như thế, lòng tin của họ dễ khởi lên mãnh liệt hơn…Ngoài ra, chủ trương này cũng vấp phải kiến chấp có cái này Sanh ra cái kia vốn sặc mùi thế tục. đồng thời, cũng vấp 1 lỗi lầm nữa là: nếu quả thực Phạm thiên đã tạo dựng nên vũ trụ này, thì tại sao thế gian này còn phơi bày nhiều nỗi khổ lụy như vậy?!...

Có lẽ cũng vì nhận thấy những khuyết điểm ấy, nên vào thế kỷ thứ 8 hay 9 gì đó, 1 đại tu sĩ Bà la môn là Cankara đã thành lập phái Vedanta để bổ xung thêm cho truyền thống Phệ-đà và Áo nghĩa thư. Và trong phái này, Cankara đã đưa thêm ra quan niệm Bất-nhị và quan niệm Maya (Như-huyễn), cả 2 có lẽ đều mô phỏng theo giáo lý nhà Phật.

Bởi thế, nên khi xuất hiện nơi đời để điểm hóa cho hàng ngoại đạo về những kiến chấp lệch lạc, Phật đã dạy trong pháp hội Lăng già rằng:

“Này Bà la môn! Tất cả những luận cứ đó thẩy đều là thế-luận của các ông, chẳng phải của Ta nói…Ta chẳng nói CÓ NHÂN cũng chẳng nói KHÔNG NHÂN, chẳng nói THƯỜNG CÒN cũng chẳng nói ĐOẠN DIỆT…Ta chỉ nói rằng do tập khí VỌNG TƯỞNG tích lũy từ vô thủy mà 3 cõi được dựng nên…”

Riêng với 1 lời dạy này, giáo lý nhà Phật đã vượt qua hết thẩy những chủ trương ngoại đạo.

Rồi trong pháp hội Hoa Nghiêm, Ngài Phổ-hiền lại dạy:” Các sự vật, các chúng sanh, các cõi đều được dựng lập và kết tập nên do Thần-lực-hải của Chư Phật, cùng Nguyện-lực-hải của Chư dại Bồ Tát, cùng Nghiệp-lực-hải của các chúng sanh. Và cả 3 thứ Hải ấy đều bất tư nghì….”

Và trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật đã bác thuyết Tự nhiên, vì còn vướng nhiều kiến chấp.

Còn như thuyết NGẪU NHIÊN, thì nó cũng là 1 hình thái của thuyết Tự nhiên…Ngẫu nhiên nghĩa là Tình cờ (Hasard) mà có. Nói theo danh từ ngày nay, thì nó là Luật tắc của sự Tình-cờ (Loi du hasard), của sự Chuyển-động tình cờ, Luật tắc thống kê của sự chuyển động của số nhiều (Loi Statistique des grands nombres), của những sác-xuất (Loi des probabili té s).

Tỷ dụ như phái này chủ trương rằng: vạn vật sở dĩ có được, là do vô lượng những Cực-vi chúng chuyển động loạn xạ, nhẩy múa loạn xạ từ những kiếp nào không biết, rồi TÌNH CỜ kết hợp được và tạo dựng nên. Một sinh vật như 1 con khỉ hay 1 con người cũng vậy, chỉ là Ngẫu nhiên mà có, do vô lượng cực-vi nhẩy múa loạn xạ rồi tình-cờ kết tập nên.

Thuyết này thì rõ rệt dễ bác bỏ, vì mấy lẽ sau:

Trong khi những con sinh vật như khỉ hay người lại đều là những thực-thể hàm chứa những cơ cấu BẤT CÂN ĐỐI về sự phân phối tinh lực (Structure asymetrique hay dissymetrique)…Như vậy, thì sự chuyển động loạn xạ của vô lượng cực-vi không thể tạo nổi 1 sinh vật được.

Bởi vậy, nên trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng bác bỏ thuyết này.

Đến đây, để hiểu rõ thêm 7 Đại cùng lẽ Ẩn-Hiện của chúng, thiết tưởng cần nhắc lại sơ lược các lời dạy của Phật trong Kinh Lăng Nghiêm.

a)- Về ĐỊA ĐẠI:

Lời dạy trong kinh thường là cô đọng ẩn mật. nơi trang 275, Phật dạy về Địa đại…Thiển nghĩ có thể diễn giải lời dạy của Ngài như sau để cho dễ hiểu:

“Này Anan! Người thế gian, khi nhìn Địa đại, thì cứ tưởng nó là THẬT CÓ, rồi lại thấy tính chất của nó là hay ngăn-ngại, nên thường hay đối lập và cách biệt nó với hư-không. rồi lại thấy địa-đại, khi nó hợp với nhau nhiều thì tạo thành trái đất hay thế giới. rồi tới khi nó LY nhau ra, tức là chia chẻ ra, thì nó lại thành vi-trần,rồi lân-hư-trần. khi nó hợp nhau, thì họ tưởng là nó HỢP THẬT, và khi nó ly ra, cũng tưởng là nó LY THẬT, và khi nó ly ra, cũng tưởng là nó HỢP THẬT..Rồi họ lại nghĩ rằng: nếu cái lân-hư-trần ấy mà đem chẻ ra nữa, thì chắc là nó thành hư-không.

Này A nan ! Không cứ người thế gian lầm tưởng như vậy, mà ngay đến ông đôi khi vẫn còn lầm tưởng như thường, khiến cho Địa-đại phát hiện ra hoặc ẩn đi. Còn như các bậc tiểu thánh hoặc Đại Bồ tát thì có thể dùng tâm lực để quán chiếu và khiến cho địa-đại ẩn hay hiện. Tỷ dụ như:

-Phàm phu: phàm phu chúng ta chỉ có thể làm cho địa đại ẩn-hiện là tùy theo nghiệp lực mà thôi, chưa thể dùng tâm lực hay sức quán chiếu được,vì tâm lực quá tản loạn yếu kém.

Như khi ta trồng cây chẳng hạn, hay khi người đàn bà thọ thai, thì đó là ta làm phát hiện địa-đại. Vì cây mọc lớn lên, hoặc cái thai lớn lên, tức là địa đại tăng trưởng và phát hiện ra… Nhưng đừng tưởng rằng hễ cứ trồng cây hay thọ thai, là địa-đại nhất định phải phát hiện đâu… Cây mọc được, hay cái thai có thể lớn lên được hay không, cũng tùy thuộc ở Nghiệp lực của ta. Nếu ta không đủ phước báo để hưởng bóng mát của cây ấy, và ăn quả của cây ấy, thì tuy có gieo trồng vun xới, hạt giống vẫn tàn lụi ung thối và cây không mọc nổi. Bởi thế, kinh mới dạy rằng: nếu phước báo của chúng sanh mỏng cạn, không đáng được hưởng sự no ấm, thì các địa vị thần sẽ làm cho các chất mầu mỡ có torng đất biến lần đi, và các ruộng lúa không mọc được, hoặc có mọc cũng ít trổ hạt lúa… Hoặc nếu người đàn bà ấy mang nghiệp không xứng đáng có 1 đứa con, thì dù có thọ thai, rồi cái thai cũng bị hư sảy. Và như thế, các mầm địa-đại lại ẩn đi. Đại lược là như vậy…

-Các Đại Bồ tát:

Nhưng đối với các bậc Thánh, nhất là Đại Bồ tát, thì các Ngài có thể dùng tâm lực (tức thần lực hay Nguyện lực) quán chiếu, khiến cho địa-đại ẩn hay hiện 1 cách dễ dàng, đôi khi ẩn-hiện ngay lập tức…Tỷ dụ như có 1 người rớt xuống biển cả, và nếu túc duyên người ấy đáng được cứu độ, thì Đức Quán Thế Âm có thể dùng tâm lực hóa hiện ngay 1 mảnh gõ lớn, lềnh bềnh trôi tới cạnh người ấy.

Nhưng thông thường, thì trên con đường tu luyện, các vị hành giả ÍT KHI tu theo lối quán chiếu làm PHÁT HIỆN địa-đại…Trái lại, các vị đó thường tu quán chiếu ngược lại, nghĩa là khiến cho địa-đại ẨN đi.

Tỷ dụ như ngài Trì-địa Bồ tát trong Kinh Lăng Nghiêm trang 545. Ngài đã tu hành như sau: trong rất nhiều kiếp, ngài thường làm tỳ-kheo hay người thường, nhưng chỉ chuyên về hạnh cuốc đất, hoặc gánh đất, hoặc làm đường xá cầu cống, hoặc mang xách không công những đồ vật nặng cho kẻ khác.

Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là: Ngài NHẨN CHỊU tất cả sức NGĂN NGẠI, sức đè ép, sự khổ lụy của địa-đại. và đó cũng là 1 lối quán chiếu.

Rồi sau đó thì Ngài làm gì? …Sau đó, Ngài nghe Phật Tỳ-xá-phù dạy: “Hãy bình cái Tâm, thì bình được Địa-đại…” Nghe lời dạy, Ngài bèn hiểu rằng: “À ra như thế, thì là địa-đại là do Tâm biến hiện, Tâm và Địa là bình đẳng…”

Ngài bèn quán BÌNH ĐẲNG, quán chiếu rằng vi-trần nơi thân căn, và vi-trần ngoài thế giới đều bình-đẳng không sai khác, vì đều là do Tâm biến hiện.

Rồi ngài lại quán Sắc-không không 2, tức là Địa-đại VÔ NGẠI.

Tóm lại, ngài đã NHẪN CHỊU, rồi quán BÌNH ĐẲNG, quán VÔ NGẠI. tức là quán NHƯ HUYỄN..rồi tới chỗ thuần thục, đắc Vô sanh nhẫn…Và đối với ngài, sắc-tướng hay địa-đại trở thành vô-ngại.

b)-Nói về THỦY ĐẠI:

Thủy- đại cũng tương tự như địa-đại, vì đều là biến-hiện. Nhưng vi-tế hơn, ít ngăn ngại hơn, động lưu hơn, hoặc chảy hoặc đứng lặng, và có sức thẩm thấu mạnh hơn.

Trong kinh, trang 281, lời dạy đại ý như sau:

“Này A nan! Như trong thành Thất la phiệt này, có mấy ông tiên Bà-la-môn thích tu luyện đơn. Muốn luyện đơn, thì phải có 1 thứ nước đặc biệt, gọi là Vô căn thủy…nên họ thường chờ những đêm trăng sáng, cầm hạt châu Phương chư giơ ra giữa trời, thì lần lần, có những giọt nước HIỆN ra nơi hạt châu, rồi rớt xuống cái bat.

Vậy nước ấy ở đâu mà ra? Từ mặt trăng ra, hay từ hư-không, hay từ hạt châu, hay từ bàn tay?...Đều không đúng cả. Vì mấy thứ đó chỉ là Duyên thôi, không phải Sanh-Nhân…Khi các duyên hội tụ đầy đủ, và có Nghiệp tương-ưng, thì NƯỚC phát hiện. Cho nên, nghiệp chiêu cảm mới thực là sanh-nhân, và khi nó chiêu cảm đúng mức, thì Nước khởi-hiện lên từ nơi Chân-không tức Diệu tâm.

Vậy này A nan! Ông nên nhớ kỹ như vầy. nước là vô-tự-tánh, là như-huyễn, là Thức biến, là biến-hiện. TÁNH của THỦY chính là CHÂN KHÔNG, tánh của KHÔNG chính là CHÂN THỦY, bản nhiên thanh tịnh, chu biến khắp giáp, tùy theo nghiệp-lực chiêu cảm của chúng sanh mà ẨN-HIỆN, chẳng phải là do nhân duyên, hay tự-nhiên hay Ngẫu nhiên mà có…”

Về lẽ ẩn-hiện, thì phàm phu chúng ta cũng có thể làm cho Thủy-đại ẩn hiện..Như khi ta đun 1 cục băng, thì nước phát hiện. khi ta cho 1 cốc nước vào trong tủ lạnh, thì nước đóng thành đá, và như thế là nước tạm ẩn đi…Nhưng đừng quên rằng: Sở dĩ ta thường thành tựu mấy việc thông thường ấy, là vì nghiệp của ta cùng cộng nghiệp của loài người, đã đạt tới mức độ tương ưng có thể hưởng dụng những sự đổi thay ấy.

Còn đối với các bậc Thánh, thì Kinh Lăng Nghiêm, ở trang 549, có nói đến trường hợp ngài Nguyệt quang đồng tử, tu phép quán Nước để vào tam ma đề…Ngài bắt đầu bằng quán BÌNH ĐẲNG, quán chiếu rằng: các thứ nước ở trong thân mình như nước bọt, đờm rãi, tiểu tiện…cùng với các thứ nước ở bên ngoài như nước mưa, nước sông hay nước bể hương thủy của Phù-tràng-vương Phật sát…cũng đều bình đẳng, không 1 không khác.

Quán như vậy lâu rồi, thì tâm thức ngài nhập một với Nước, vào Tam-ma-đề, đắc quả Alahan…Nhưng tuy tâm nhập một với nước, nhưng Ngài còn vướng phải Thân, chưa được Không-thân, và Thân với Nước còn LƯU NGẠI nhau.

Ngài tiếp tục quán. Và trong những cơn Định, nước tiếp tục HIỆN ra lênh láng chung quanh ngài. nước ấy tức là do ĐỊNH QUẢ SẮC, chỉ 1 mình ngài trông thấy…Tiếp tục nữa, thì nước ấy trở thành DIỆU ĐỊNH quả sắc, và người chung quanh cũng có thể nhìn thấy, và nghe thấy tiếng vỗ. rồi có 1 đệ-tử nhìn vào thấy nước, nảy tâm tinh nghịch lượm 1 viên ngói ném vào khoảng nước và phát ra thành tiếng…Khi xuất định, ngài thấy tim đau, vì nước và hòn ngói (địa-đại) còn lưu-ngại thân ngài. Tới khi biết nguyên do là viên ngói lưu-ngại, ngài bảo người đệ-tử chờ cơn định của ngài để lượm viên ngói ra. Và khỏi bệnh.

c)-Nói về HỎA- ĐẠI:

Hỏa đại vi-tế hơn, linh động hơn nhiều, vì do những quang minh vi-tế hơn của Thức biến kết tập nên..Nhưng cũng vẫn tương tự như vậy, cũng vô tự tánh, như huyễn, cũng biến hiện..tùy theo duyên và nhất là tùy theo Nghiệp-lực chiêu cảm mà ẩn-hiện.

phật dạy đại ý như sau:

“Này A nan! Hỏa đại cũng vậy, không có tự-thể, giúp nơi các duyên mà phát hiện.. Như những người trong thánh này, khi muốn nhóm bếp, thì lấy 1 ít bùi nhùi, rồi tay cầm kính mặt cong (miroir concave) đưa ra ánh sáng mặt trời, bèn có Lửa bốc cháy nắm bùi nhùi.

Ông nên biết rằng: Lửa ấy chẳng phải do bàn tay, do bùi nhùi, kính mặt cong, do hư không hay mặt trời mà ra…Mấy thứ đó chỉ là Duyên thôi, tuy mặt trời có vẻ là thứ duyên chính yếu. Vì Sanh-nhân chính là do sức nghiệp chiêu cảm, nên mỗi khi có các duyên hội tụ đầy đủ, thì Lửa bèn phát-hiện từ nơi Chân-không…Nếu tỷ dụ như sức nghiệp của loài người không đủ để chiêu cảm Lửa, để hưởng thụ ánh sáng cùng sức nóng của lửa, thì dù các duyên có hội tụ, lửa vẫn không phát hiện. vì có những cõi rất tối tăm, không hề có lửa, do phước báo quá mỏng manh không thể chiêu cảm sự phát hiện của lửa.

Bởi vậy, cần nhớ kỹ rằng trong Như lai tạng, TÁNH của HỎA là CHÂN KHÔNG, và TÁNH của KHÔNG chính là CHÂN HỎA. Bản nhiên thanh tịnh, viên dung chu biến khắp giáp, tùy theo sức nghiệp chiêu cảm mà ẩn-hiện. không phải do nhân duyên hay Tự-nhiên…”

Về Lẽ ẩn-hiện, thì phàm phu chúng ta, khi NỔI cơn sân hoặc động tình dâm dục, bèn khiến lửa phát hiện, vì lửa dục bốc cháy bừng bừng. Khi nuốt 1 cơn giận hay dẹp sự động tình dâm dục, thì lửa dục lại ẩn đi.

Đối với các bậc Thánh, thì Kinh Lăng Nghiêm, trang 543, có nhắc đến trường hợp ngài Ô sô sắc ma.

ở 1 kiếp xa xưa, Ngài vốn là 1 người nhiều dâm dục, lửa dục luôn luôn bốc cháy khiến đứng ngồi không yên..

ngài bèn tu phép quán LỬA, quán chiếu những HƠI NÓNG và LẠNH thường hay phát khởi trong thân mình. Lần lần thấy rằng: những hơi nóng hay lạnh đó đều BÌNH ĐẲNG, không 1 không khác, nóng và lạnh chẳng rời nhau. Vì sao? Vì đều là do Thức-tâm chuyển biến, biến hiện, đều là cùng MỘT THỂ cả. Cũng như Tối với Sáng vậy, Tối với Sáng chẳng hề rời nhau…Ngài lại xoay ra quán chiếu sự chuyển-hiện của các thứ Lửa, thì thấy rằng chúng thực ra chẳng hề lưu-ngại lẫn nhau, có thể chuyển-hiện VÔ NGẠI. lần lần thuần thục, thì cái THỂ ấy HIỆN ra rõ ràng, tức là cái Giác tính sáng suốt tức là cái Thức vi-tế sáng suốt chiếu soi, tức là cái Kiến-đại thuần túy. Vì không còn vọng-niệm, nên Giác tính ấy đứng lặng chiếu soi, tức là cái Giác tính sáng suốt, tức là cái Thức vi-tế sáng suốt chiếu soi, tức là cái Kiến-đại thuần túy. Vì không còn vọng-niệm, nên Giác tính ấy đứng lặng chiếu soi, tiêu trừ hết hoặc-lậu. Và như thế, ngài đã chuyển-hiện, đã thăng hoa (sudlimer) Lửa đa-dâm thành Lửa Trí-huệ….

Và trong kinh Duy ma, thì Ngài Tịnh danh (tức Duy ma cật) dạy rằng: “Đại Bồ tát có thể hút tất cả các thứ lửa ở thế-gian này vào trong bụng, mà không hề bị tổn hại…” Vì sao? Là vì Thân của Đại Bồ tát là Vô biên thân, thân vô sở y, thân Diệu sắc, thân không dính-mắc 6 trần, thì làm sao mà tổn hại?!!

d)-Nói về PHONG ĐẠI:

lại vi-tế hơn nữa, nhưng cũng vẫn tương tự như vậy.

Phật dạy đại ý như sau:

“ Này A nan! Phong-đại cũng vậy, không có tự-thể, khi động khi tĩnh không chừng, động thì hiện ra, tĩnh thì ẩn đi.

Như ông thường đi vào trong đại chúng, nếu ông sửa áo, nếu vạt áo phất qua người bên cạnh, thì liền có chút GIÓ phẩy qua mặt người kia….

Ông chớ nên tưởng rằng: gió ấy là do bàn tay ông, do vạt áo, do hư-không hay do mặt người kia mà phát hiện ra đâu…Mấy thứ đó chỉ là Duyên mà hội tụ mà thôi. Sanh-nhân chính của nó là do sức nghiệp của các ông chiêu cảm mà phát hiện ra. Người thế-gian cứ hay lầm tưởng về chỗ đó, cứ tưởng rằng mỗi khi mình phất vạt áo hay phe phẩy chiếc quạt, thì không bị chấn động, và có luồng gió hiện ra. Nghĩ như thế cũng không phải là hoàn toàn sai, nhưng đó chỉ là 1 lối nhìn thiển cận, chỉ đúng ở 1 kích-độ nào (é chelle d’ observation) mà thôi, và chưa phải là lối nhìn rốt ráo theo Tự-tâm biến hiện. Cũng tương tự như lối nhìn: “ Tiếng đến bên Tai hoặc tai đến bên tiếng” trong trường hợp ông nghe tiếng trống hay tiếng chuông nơi vườn Kỳ đà này mà thôi.

Ông nên nhớ kỹ rằng: dù các Duyên có hội-tụ đầy đủ, nhưng nếu không có sức nghiệp tương-ưng chiêu cảm, thì GIÓ vẫn KHÔNG PHÁT HIỆN…Bằng chứng là khi tới kiếp hoại, những cơn Đại-phong-tai nổi lên ầm ầm, lay động khắp nơi chốn, làm sụp đổ tất cả những từng trời từ Đệ tam thiền trở xuống. Thế mà những tầng trời ở Đệ tứ thiền vẫn an nhiên bất động, và chư thiên ở đó vẫn chẳng thấy có gió lay động gì cả. Vì sao? Là vì họ không có nghiệp chiêu cảm, họ đã vượt qua được những nghiệp tương-ưng với GIÓ rồi. Tâm thức của họ không còn phải chịu sự lay động của gió nữa… Trong những tiền thân của Ta, Ta đã nhiều lần thọ sanh nơi những tầng trời Đệ tứ thiền, và nhiều lần chứng kiến cảnh đó, nên Ta biết rõ.

Vậy thì này A nan! Ông nên biết rằng trong Như lai tạng, TÁNH của Phong là CHÂN KHÔNG, và TÁNH của KHÔNG chính là CHÂN PHONG, bản nhiên thanh tịnh, viên dung chu biến khắp giáp, tùy theo sức nghiệp chiêu cảm mà ẩn-hiện, không phải do nhân duyên hay Tự nhiên…”

Về lẽ ẩn-hiện, thì phàm phu chúng ta có thể lấy miệng thổi,hay cầm chiếc quạt phe phẩy, là có gió hiện ra. Sự việc ấy xảy ra quá thông thường, khiến ta ãng quên mất tính cách kỳ diệu của nó. Thực ra, thì bất cứ sự việc gì dù nhỏ nhoi tầm thường đến đâu, cũng đều kỳ diệu cả. Vì sao? Vì đều là do nghiệp-lực bất tư nghì chiêu cảm, đều là do Tâm biến hiện…Gió nổi lên là vì nghiệp hiện hành tương ưng, nếu nghiệp không tương ưng thì gió không hiện được. tỷ dụ như trong câu chuyện huyền-hoặc là Tây du ký, có La sát nữ vương lấy chiếc quạt Thiết phiến tiêu 1 cái mà Tề thiên đại thánh bị bạt đi 8 vạn dậm. Là vì tâm của ôn hành giả còn vọng động nhiều. Tới khi ngậm được viên thuốc Định-phong-đơn, thì tâm bốt vọng động, nên tuy bị quạt nữa mà không bị bạt đi…

Đối với các bậc Thánh, thì kinh Lăng Nghiêm có nhắc tới trường hợp ngài Lưu ly quang Pháp vương tử.

Ngài tu phép quán Phong đại, quán thế-giới và thân tâm chúng sanh đều do sức LAY ĐỘNG của những vọng-duyên chuyển biến ra… Lần lần, thấy rằng: những lay động của thức tâm mình, cùng những thức tâm của vi-trần-số chúng sanh, cùng vô vàn những lay động của thế giới ấy đều như nhau, BÌNH ĐẲNG không 1 không khác. Cũng đồng là 1 loài hư-vọng biến-hiện cả, có thể chuyển hiện VÔ NGẠI, như huyễn như mộng, đến không từ đâu, đi chẳng tới đâu… Nên ngài đắc Vô sanh nhẫn, và nhìn thấy được cõi Bất động của Phật A xúc ở phương đông. Vì đắc Vô sanh nhẫn, thì Kiến đại đứng lặng, chiếu soi rất xa và vi tế, nên thấy được nhiều cõi Phật.

e) Nói về KHÔNG ĐẠI:

Không-đại lại vi-tế hơn nữa,vô tướng mạo hơn nữa, nhưng lẽ ẩn-hiện cùng tương tự.

Phật dạy đại ý như sau:

“Này A nan! Tới Không-đại hay hư-không này, tức là bắt đầu đi vào chỗ vô-tướng-mạo rồi, tới gần cái thấy, cái thức và Diệu tâm… Tuy nhiên, hư-không với sắc-tướng… Những trường phái ngoại đạo cũng không thấu triệt, nên thường đưa ra khá nhiều luận thuyết về hư-không. Hoặc họ cho rằng: hư-không là NƠI CHỖ để an lập các sự vật sắc-tướng, và trong đó các sự vật được an lập theo THỨ ĐỆ xa gần. Chủ trương như thế, thì còn là thô kệch và thấp kém lắm, không hơn lối nhìn của người thế gian là mấy nỗi. Vì còn chấp trước rằng có nơi chỗ xứ-sở và có thứ-đệ-pháp-số (nombre), trong khi mọi xứ-sở cùng pháp-số đều chỉ là luống lối.

Hoặc họ cho rằng: hư-không là pháp bị-làm-ra. Tỷ dụ như khi ta nhổ bỏ cây cỏ, san bằng nhà cửa thì thành ra hư-không. Nhưng nói như thế vẫn là thấp kém, vì suy ngẫm kỹ, thì sẽ thấy rằng trong tất cả thế gian này, không thể có pháp nào do TẠO TÁC mà thành tựu được.

Hoặc họ cho rằng: hư-không là không chướng-ngại, trong khi sắc-tướng là chướng ngại. Nói như thế,là vì họ không hiểu rằng chướng ngại hay không đều là do Vọng thức phân biệt và chiêu cảm từ thời vô-thủy.

Hoặc có phái chủ trương cao hơn cả, thì cho rằng : Hư-không là do Quang-minh diệt thành. Nói như thế thì đã gần chân-lí hơn, nhưng họ vẫn còn chấp rằng những quang minh ấy là THẬT CÓ, và không hiểu rằng ngay những quang minh ấy cũng chỉ là sự HUYỄN HIỆN của Thức tâm.

Này A nan! Sự thật thì Hư-không ấy cũng chỉ là VỌNG HIỆN, chỉ là Huyễn-hiện của Thức-biến, chỉ được dệt nên bởi những quang minh vi-tế như-huyễn phát xuất từ những chủng-tử MÊ MUỘI VI TẾ trong tâm thức chúng sanh. Trong khi sắc-tướng được dệt nên bởi những quang minh thấp kém của những MÊ MUỘI THÔ KỆT lóng lại…Do đó, nên Sắc-Không không 2, vì cùng 1 loài hư-vọng, vì đều là biến hiện cả…Và khi nào sắc tướng mờ nhạt đi, tì hư-không hiện ra. Còn khi nào sắc-tướng hội-tụ lại thành những nét vẽ sâu đậm, thì hư-không ẩn đi.

Tỷ dụ như hằng ngày, ông vẫn thường thấy trong thành này, có những kẻ Chiên-đà-la làm nghề đào đất để khơi giếng nước. Nếu đào ra 1 thước, thì liền có 1 thước hư-không. Nếu đào ra 1 trượng đất, thì liền cos1 trượng hư-không.

Này A nan! Ông hớ nên lầm tưởng rằng hư-không ấy là do đất sanh, hoặc do đào mà có, hặc không nhân gì mà tự sanh đâu…Sắc-tướng đất, hay tay người đào chỉ là những duyên hội tụ mà thôi. Còn nói là không nhân gì mà tự sanh thì cũng không đúng nốt. Vì Sanh-nhân của nó chính là nghiệp-lực chiêu cảm. Nếu không có nghiệp tương-ứng, thì cho dù có đào bới nhiều kiếp, thì vẫn không tìm thấy hư-không…Tỷ dụ như nhưngx kẻ đọa vào địa ngục Vô gián, thì bền thấy thân mình lúc nào cũng đầy chật địa ngục, và dù có đào bới nhiều kiếp, vẫn không kiếm nổi 1 chút hư-không để than mình có thể cựa quậy.

Vậy thì ông nên nhớ kỉ rằng: TÁNH của hư không cũng chính là CHÂN KHÔNG, và Chân-không thì chính là GIÁC TÁNH tức là CHÂN GIÁC, vậy thì Tánh của hư-không là Chân-giác. Ngược lại, thì TÁNH của giác cũng là CHÂN KHÔNG, và cũng tức là Hư-không…Bởi vậy, nên hư-không bản nhiên thanh tịnh, viên dung chuẩn đến khắp giáp, tùy theo nghiệp-lực chiêu cảm mà ẩn niệm, không phải do nhân duyên hay Tự-nhiên!...

Về lẽ ẩn hiện, thì khi phàm phu chúng ta đào đất hoặc đốn cây, hư-không liền hiện ra. Trái lại, nhà hay trồng cây, thì 1 phần hư-không ẩn đi.

Đối với bậc Thánh, kinh Lăng Nghiêm nhắc tới ngài Hư không tạnh Đại Bồ tát.

Ngài là 1 bậc ghê gớm, vì từ kiếp xa xưa, ở nơi Đức phật Định quang, ngài đã cùng tu với Đức Thích ca và cả đều đắc Vô-biên-thân…Thân vô biên tức là thân bao cả hư-không, gần như Thân-không-thân…” Lúc ấy, ngài cầm 4 hạt châu báu lớn, soi tỏ các cõi Phật 10 phương nhiều như vi-trần, đều hóa thành Hư-không…”. Có nghĩa là: ngài nhập những cơn tam-muội lớn, tỷ dụ như Không tam muội, Vô-tướng tam muội, hoặc Vô-anh tam muội hay Vô-nhị ta muội…, và trong những cơn định ấy, Tàng thức của ngài đứng lặng, trở thành một tấm gương lớn Đai-viên-cảnh-trí, chiếu soi khắp cỏi Phật.

Thấy rõ rằng: vi-trần-số cõi Phật đều như huyễn như hóa, như bóng như tượng…, cùng với Hư-không đều BÌNH-ĐẲNG, không khác, vì đồng 1 loài hư-vọng, vì điều là do Tự-tâm biến hiện. Bởi thế, nên các cõi Phật có thể hóa thành hư-không, có thể VÔ NGẠI nhập vào Vô-biên-thân hư-không của ngài, cũng nư thân ngài có thể khéo nhập vi-trần-số quốc độ, rộng làm việc Phật…Được đại-tùy-thuận, vì Sắc-Không không 2, đắc Vô sanh nhẫ…

f)- Nói về KIẾN ĐẠI:

Về 2 món Kiến-đại và Thức-đại này, ở những chương trên đã nói tới nhiều.

Chỉ cần nhắc lại rằng: Kiến-đại còn vi-tế hơn hư-không, ở sâu hơn và gần Diệu tâm hơn nữa. Vì nó thuộc về Kiến-phần của Thức Sơ-năng-biến, trong khi hư-không cùng bốn đại kia là thuộc về Tướng phần… Nhưng lẽ ẩn-hiện vẫn tương tự. Lời Phật dạy đại ý như sau:

“Này A nan! Kiến-đại này thuộc về Kiến-phần của Thức Sơ-năng-biến khi Thức này chuyển hiện. Nó là cái thành phần quang minh thanh sáng láng của Kiến phần, và thường đứng lặng. Nó có giác quan, tức là có chiếu soi liễu-tri, nhưng nó không lăng xăng phân biệt, và nó chỉ nhân các thứ sắc-không hay tối-sáng mà phát hiện ra…

Tuy rất khinh thanh vi-tế và gần Diệu tâm, nhưng nó vẫn là vô-tự-tánh, không có tự-thể, vẫn như mông như-huyễn, vẫn là biến-hiện của tự-tâm.

Khi sự chuyển hiện của Tướng-phần làm khởi nên các thứ sắc-không và tối-sáng, thì ở nơi Diệu âm, cái tính Diệu-viên trạm-nhiên yên lặng bị dính mắc vào các thứ đó, và làm phát hiện cái Thấy Kiến-đại.

Nhưng này A nan! Ông phải cẩn trọng, chớ lầm tưởng rằng Kiến-đại là do các thứ sắc- không hay tối-sáng sanh ra đâu…

Ông không thể nói rằng Kiến-đại ấy , so với sắc-không và sáng-tối, là hoàn toàn khác nhau, là không cùng 1 thể. Vì sao? Là vì chúng đều là do Tự-tâm biến hiện, và thêm nữa, nếu chúng THẬT là khác nhau, thì cái Thấy không thể nào thẩm thấu sắc-không cùng tối-sáng.

Nhưng ông cũng không nói rằng Kiến đại ấy là một với sắc-không và tối-sáng.Vì sao? Là vì tuy chúng đều là do Tự-tâm biến hiện, nhưng mức-đọ vọng hóa đã khác nhau rất nhiều, vì mức-độ khinh thanh hay trọng trượt của quang minh do đó đã khác biệt nhau. Thêm nữa, nếu kiến đại là một với sáng hay hư-không, tì làm sao nó có thể thẩm thấu và thấy được tới cùng các sắc-tướng?!?! Ngược lại cũng vậy, nếu nó là một với tối và sắc tướng, thì làm sao nó có thể thấy được sáng và hư không?!

Vậy thì này A nan! Ông nên biết rằng các thứ không cùng tối-sáng chỉ là những duyên hội-tụ, cho Kiến-đại có thể phát hiện ra mà thôi. Còn Sanh-nhân thật của nó là do nghiệp-lực chiêu cảm, làm phát hiện lên Kiến-đại…Bằng chứng là lấy tỷ dụ1 co côn-trùng nhỏ nhít như con giun hay sống trong lòng đất chẳng hạn, thì con giun này chỉ có 1 thứ thức giác thô sơ thôi( tức Thức-đại thô sơ), và chưa đủ nghiệp lực để chiêu cảm Kiến-đại…, nên dù có đủ sắc-không cùng tối-sáng hội-tụ, con giun ấy vẫn chưa thể làm phát hiện Kiến-đại được. Và còn lâu lắm, nó mới có thể tìm thấy cửa ngõ để trở về Diệu-âm.

Bởi thế, này A nan! Ông nên nhớ kĩ rằng: trong Như lai tạng nhiệm mầu, cái Thấy ở nơi tâm thức chúng sanh chính là cái TÁNH MINH sẵn có của Bản giác hay Diệu tâm, và cái Tánh minh sẵn có này của Bản giác thường hay biểu lộ ra nơi CÁI THẤY của chúng sanh…(TÁNH KIẾN là Giác minh, GIÁC TÁNH là minh-kiến )…bản nhiên thanh tịnh, viên dung chu biến khắp giáp, chỉ tùy theo nghiệp lực chiêu cảm mà ẩn-hiện, không phải là do nhân duyên hay Tự-nhiên..”

Về Lẽ ẩn-hiện của Kiến-đại, thì nếu phàm phu chúng ta cố ráng giữ cái tâm mình bình thản( tức BÌNH ĐẲNG hay như-như bất động) trước mọi hoàn cảnh đổi thay, không khởi tâm yêu ghét, thì Kiến-đại lần lần hiện ra, và Thức-đại lần lần ẩn đi… Còn tâm ta cứ tiếp tục mong cầu yêu ghét, thì Thức-đại ngày càng chồng chất, và Kiến-đại ẩn đi. Và cửa ngõ vào vườn Thiên thai của Diệu taambij những cánh hoa đào rơi rắc chồng chất bít mất lối về….

Còn đối với các bậc Thánh, Thì có ngài Đại thế Chí Pháp vương tử đã dùng câu niệm Phật để thúc liễm 5 căn, rồi dùng ý NHỚ TƯỞNG Phật để lắng đọng Kiến-đại, lọt vào vô thức, làm phát hiện ra cái Kiến-đại tịnh diệu của Tàng thức, và nhìn thấy 10 phương chư Phật.

i)- Nói về THỨC ĐẠI:

Cũng tương tự như Kiến-đại, Lẽ ẩn-hiện cũng như vậy, nhưng Thức-đại thường trọng trượt hơn, và vọng-động nhiều hơn.

Lời Phật dạy đại ý như sau:

“Này A nan! Thức-đại ấy cũng được kết tập nên do những quang minh của các Kiến-phần thấy-nghe-hay-biết, nên cũng tương tự như Kiến-đại. Nhưng trong khi Kiến-đại là cái thành phần khinh thanh sáng láng hơn, tuân theo những tập-khí nhận thức muốn LY VẬT trong tâm thức chúng sanh nên thường ĐỨNG LẶNG để chiếu soi…, thì Thức-đại là cái thành phần trọng trược kém sáng láng, tuân theo những tập-khí muốn GIẢ HỢP với Vật, nen ưa thích LĂNG XĂNG RONG RUỔI chạy theo Vật, và do đó nhiều giao động cùng vọng động hơn.

Trong khi Kiến-đại chỉ chiếu soi và liễu tri nhưng chẳng muốn hề tưởng tình, thì thức-đại rất ưa khởi tưởng khởi hình…Cho nên, trong khi Kiến-đại chỉ dính mắc đôi chút vớ săc-không hay sáng-tối, thì Thức-đại dính mắc rất nhiều với cả 6 trần, vì dính mắc với 6 trần nên dính mắc cả 6 căn nữa.

Nhưng thực ra này A nan! Thức-đại ấy nó chẳng có nguồn gốc thật gì đâu, nó chẳng có tự-thể, nó vô-tự-tánh, chỉ là biến-hiện, là huyễn-hiện. Nó chỉ là những tâp-khí thâm sâu,ƯA lăng-xẳng rong ruổi để dụng tâm phân biệt khởi tưởng khởi tình, rồi nhân nơi 6 căn 6 trần mà GIẢ DỐI phát hiện ra…Cũng như ông hiện nay, đang đúng nhìn các Thánh chúng trong pháp-hội này. Nếu ông chỉ dùng con mắt lướt qua, chẳng dụng tâm phân biệt, thì ông thấy rằng tất cả những người trong hội này đều chỉ là những chiếc bóng trong gương, chẳng-thật-chẳng-hư, và tâm ông vẫn nhẹ nhàng thanh thản. Nhưng nếu ông nặng tâm muốn phân biệt, muốn khởi tưởng khởi hình, thì ông sẽ thấy rằng đây là đây là ông Văn thù, đây là ông Tu bồ đề, kia là ông Xá lơi Phất, kia là Đức Thế tôn có sắc thân vàng chói và đương thuyết pháp. Như thế thì tâm thức ông sẽ nặng chĩu, vì TƯỞNG rằng những chiếc bóng ấy là thật rồi khởi tâm YÊU GHÉT.

Vậy thì ông chớ nên lầm tưởng rằng: cái Thức nhận biết như thế là do Kiến-phần mà sanh ra, hoặc do các sắc-tướng hay hư-không mà có, hoặc không nhân gì mà bỗng nhiên sanh ra đâu!...Kiến-phần hay sắc-tướng hay hư-không cũng chẳng qua chỉ là những duyên hội-tụ, khi hội-tụ đầy đủ thì làm huyên-hiện nên cái Thức tâm nhận biết ấy mà thôi. Còn cái Sanh-nhân chính thì vẫn là do nghiêp-lực chiêu cảm. Nếu ông không có cái nghiệp-lực tương-ưng và chiêu cảm từ vô thủy, thì dù các duyên có hội tụ đầy đủ, ông vẫn chẳng thể nhận biết những bóng dáng của 6 trần được…Tủy dụ trong pháp hội này, nếu có một con giun đất bò qua, hay 1 co chim bay qua,hay 1 con ngựa đi qua, tuy các trần vẫn đầy đủ, và côn vật ấy cũng có các căn để thấy-nghe-hay-biết…nhưng nó tuyệt nhiên chẳng thể phân biệt rằng đó là ông Văn thù Pháp vương tử, và đó là 1 Đấng Thế tôn xuất hiện nơi đời hy hữu như 1 bông hoa Linh thoại…

Và ông nên nhớ rằng: trong Như lai tạng nhiệm mầu, Thức-đại ấy vốn là những tập-khí ưa LĂNG XĂNG RONG RUỔI để khởi tưởng khởi hình, đột khởi lên từ Tánh Tịnh-minh Bản giác, và Tánh Tịnh-minh Bản-giác này thật là CHÂN TÁNH của Thức-đại…và Đại này cũng bản nhiên thanh tịnh, viên dung chu biến khắp giáp, tùy theo Nghiệp-lực chiêu cảm mà ẩn-hiện không phải do nhân duyên hay Tự-nhiên..”

Về Lẽ ẩn-hiện, thì phàm phu chúng ta suốt ngày thường làm phát hiện Thức-tâm phân biệt, tức Thức-đại…Nhưng nếu ta phát tâm tu hành, trì giới, thiền quán, đọc tụng kinh điển và trì thần chú… thì cái thức-tâm lăng-xăng rong ruổi chạy theo cảnh ấy lần lần bớt đi, và Thức-đại lần lần ẩn đi. Rồi Kiến-đại lần lần hiện ra, làm phát khởi cái Thấy tịnh diệu.

Còn đối với các bậc Thánh, thì có ngài Di lặc Đại Bồ tát… từ những kiếp xa xưa, ngài vốn là người ưa chuộng hư-danh, nghĩa là rất nhiều vọng tâm. Gặp được Phật Nhựt-nguyệt đăng minh chỉ cho pháp môn quán chiếu về cái Vòng huyễn-hiện cuer Thức biến. Ngài quán chiếu lâu rồi, thì đứng ngay ở giữa mê-hồn-trận của trường Thức-biến đầy vọng hóa ấy, ngài cũng nhận rõ thấy rằng các sự vật, các cõi cũng chỉ là sự huyễn hiện của Thức biến. Thấy rõ được Chân-tánh của Thức-đại, xa rời Biến-kế-chấp cùng Y-tha-khởi, chứng nhận tánh Viên-thành-thật, thành tựu được Vô-thượng-diệu-viên thức tâm tam muội…Cái hay của ngài là đứng ngay ở điểm cực-độ của Vọng hóa mà quán chiếu và đắc quả…

Tóm lại là 7 đại tức là 7 lớp quang minh, từ Thô đến Tế, thường đột khởi huyễn-hiện lên từ nơi Chân-không, thường thẩm-thấu lồng vào nhau, vẫn ẩn hiện nhịp nhàng tương-ứng tùy theo nghiệp-lực chiêu cảm của chúng sanh trong cuộc.

Để hiểu biết thêm về Lẽ ẩn-hiện này, thiết tưởng cần lấy tỷ dụ về vài loại chúng sanh:

Nếu lấy trường hợp 1 co giun thường sống trong lòng đất và ít khi thấy ánh sáng mặt trời, thì đối với nó và do nghiệp lực hiên hành chiêu cảm, vũ trụ y-báo xuất hiện toàn là địa-đại( đất và đá), thỉnh thoảng pha lẫn một chút thủy-đại hay hỏa đại hay hư-không…Còn về thân-căn chánh-báo, thì chỉ có địa-thủy-hỏa-phong-không và 1 chút thức-đại thô sơ, và hầu như không có kiến-đại vì đại này chưa nở ra được. Cho nên, con giun chưa thể nào nghe hiểu được giáo lý Phật, cũng như chưa thể phát tâm tu hành để làm phát hiện cái Thấy tịnh diệu, vì ở nơi tâm thức của nó, kiến-đại bị chôn vùi quá sâu.

Đối với loài cá sống sâu trong nước, thì vũ trụ xuất hiện toàn là thủy-đại, pha lẫn 1 chút địa-đại và hư-không. Thân căn của chúng thì gồm 5 đại trước, cộng thêm 1 ít thức-đại thô sơ, còn kiến-đại thì chắc rằng rất ít và mù mờ…Tuy nhiên, nếu chúng có túc duyên gặp gỡ được 1 bậc Đại Bồ tát như ngài trưởng giả Lưu thủy( 1 tiền thân của Phật trong kinh Kim quang minh), và bậc này diễn nói cho nghe về giáo lý thâm thâm Thập nhị nhân duyên, thì Tàng tức của chúng cũng có thể bừng nở Kiến-đại tịnh diệu và đi thọ sanh ở cõi trời được.

Đối với chư Thiên cõi Sắc, thì thân căn của họ toàn là những sắc vi-tế, không có đại-địa và hầu như cũng không có thủy-địa. Vũ trụ y-báo cũng xuất hiện gồm toàn những sắc vi-tế…Nếu họ lang bang đi xuống nhân thế, thì họ có thể nhìn thấy đia-đại và tủy-đại, song những đại này không lưu ngại thân căn của họ. Nhưng nếu họ ham thích cái vui nơi nhân thế, và ở lâu nơi đây, thì thân căn lần lần trở nên thô kệch hơn…Khi đến kiếp hoại, có những thủy-tai hỏa-tai nổi lên, thì các tầng trời từ đệ-tam thiền trở xuống đều bị tiêu hoại. Song những tầng trời của đệ-tứ thiền không bị tiêu hoại, vì thân căn cùng tâm thức của họ đều vi tế hơn.

Đối với chư Thiên ở cõi Vô-sắc , thì thân căn của họ lâng lâng, chỉ gồm có không-đại, Thức-đại, Kiến-đại. Vũ trụ y-báo cũng xuất hiện chỉ có vậy, vì nghiệp lực của họ đã vượt qua các sắc-tướng thô kệch…Nơi đây quả thật là lâng lâng ít khổ lụy, và các tu sĩ Ba la môn thường ngày hay dừng chân lại ở các định này, hay thọ sanh ở cói này. Còn cá vị hành giả tu theo Chánh pháp của nhà Phật và hiểu biết diệu tâm thì thường hay tránh không muốn vào những định này, vì sợ bị cám dỗ muốn dừng chân và không tiến tu lên được nữa để độ sanh.

Loài người chúng ta thí có đủ các thứ nghiệp hiện hành để chiêu cảm đủ 7 đại…Nên đọa cũng dễ, và muốn tu lên cũng tương đố dễ.

Khi một hành vi giả vào được Diệt-thọ-tưởng định, thì vẫn còn cái thân-căn gồm thủy-địa-hỏa-phong-không. Nhưng trong tâm thức, thì Thức-đại không hiện hành, chhir có Kiến-đại hiện hành.

Đối với 1 bậc Đại Bồ tát, thì tùy nguyện thọ sanh. Muốn có 7 đại cũng được, hay 1 vài đại cũng được. Và đại nào cũng vô ngại, vì đều là Diệu-hữu…

Lẽ ẩn-hiện đó nghiệp lực chiêu cảm là như vậy….

Rất có thể rằng trên những trang trên đây, có những điểm suy diễn lệch lạc hơi sai với ý kinh, nhưng vẫn mạo muội viết ra để góp ý và gợi ý với ban đọc, để thêm phần kiến giải, mong rằng có nhiều bạn khởi tâm đọc tụng, suy ngẫm về bộ kinh hy hữu cuẩ Thủ Lăng Nghiêm vương…Vì thiển nghĩ rằng có hiểu Kinh Lăng Nghiêm, thì sự tu tập hành trì của người Phật tử mới dễ vững vàng được…

THAY LỜI KẾT

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương bao gồm cả pháp giới cùng các bí-ẩn của pháp giới hay tâm thức. Nên Chư Phật có diễn nói hoài hủy từ kiếp này sang kiếp khác, cũng chẳng hết được đạo-lý của Kinh.

Phàm phu chúng ta chỉ mong hiểu lỗ mỗ được ít điều, để tu tập hành trì, khiến cho tín tâm được vững chắc hơn, và hạnh nguyện thâm diệu hơn...

Viết đến đây, cũng có thể gọi là kết thúc phần DUY TÂM SỞ HIỆN hay ẢNH HIỆN của Kinh Lăng Nghiêm và của giáo lý Đại thừa.

Theo lẽ ra, tập tiểu-luận này phải viết thêm 3 chương dài nữa thì mới đầy đủ:

Nên thiết tưởng, dù chúng ta tu pháp môn gì chăng nữa, cũng cần phải nương vào thần chú đó, và coi như giới-thân huệ-mạng của mình...Nếu tu Tịnh độ, cũng cần trì chú ấy và hồi hướng Cực lạc, vì xưa kia, Phật từng dạy ngài Liên Hoa Minh vương Bồ tát phải trì chú ấy vào đất cát và rải lên các thây ma để thần thức những kẻ chết có thể vãng sanh Cực lạc..Nếu tu theo Thiền Đốn ngộ, trừ phi là bậc tối thượng căn vì lòng từ bi mà thị hiện nơi nhân thế (như kinh Lăng Già và Hoa Nghiêm có dạy rõ), cũng chớ nên nghĩ rằng sức quán chiếu Tự-lực của mình có thể đủ gột sạch những tập-khí vọng-tưởng tiềm phục từ thời vô thủy trong những nơi hang sâu núi thẳm của biển Tàng thức, và cũng cần phải trì chú. Vì xưa kia, ngài Hám Sơn thiền xư cũng xác nhận rằng các vị Tổ Thiền Đốn ngộ phần lớn đều có trì chú cả, có điều là các Ngài không nói ra mà thôi...

Con đường Trở về tức là NGUỒN THIỀN NHƯ HUYỄN. Nguồn Thiền là một vấn đề bao la phức tạp, có rất nhiều đường tẻ và dễ gây nhiều ngộ-nhận hư ngụy, nên cần phải nói về pháp tu Ma ma tha (tức là tu CHỈ, cũng tức là Quán KHÔNG), về phép tu Tam ma bát đề (tức tu QUÁN, cũng tức là Quán GIẢ), về phép tu Tam ma đề (tức CHỈ QUÁN song tu, cũng tức là Song chiếu TRUNG đạo).

Nói về con đường Tu của 25 vị Thánh trong Kinh Lăng Nghiêm, về 25 phép tu trong kinh Viên Giác, cũng như về lời dạy của Ngài Mã Minh về chỉ-quán song tu trong bộ Đại thừa Khởi tín.

Nói về bộ Ma ha Chỉ quán của ngài Thiên thai trí Khải cùng Lục diệu pháp môn...Cũng như nói về trạng thái Satori (tức Đốn ngộ hay là THOÁNG NHẬN THẤY TÁNH của mình) của ngành Thiền Đốn ngộ. Thực ra, thì trạng thái satori này chẳng phải là ngẫu nhiên và dễ dàng gì: vì trước khi đó, kẻ hành giả cần tu công phu quán chiếu lâu năm để thu dọn và chuẩn bị tâm thức của mình, rồi tới 1 ngày túc duyên tốt đẹp, gặp 1 vọ Tổ dùng phương thức thiện xảo điểm-hóa cho, phá vỡ cái giòng-biến-dịch-lưu-chuyển thông thường theo nghiệp lực nở ra của tâm thức, đưa hành giả đột nhập vào trng5 thái satori, thoáng-ngộ, thoáng-nhận thấy TÁNH của mình. Và rồi sau đó, còn phải tử-công-phu miên mật, để sống với Tánh, hoặc tu Lục độ vạn hạnh...như thí cái thân như huyễn hoài hoài trong nhiều kiếp...thì mới có thể Chứng nhập, tức là nhìn thấy Tánh 1 cách rõ ràng và thường trực được.

Đồng thời, cũng cần nói rõ về những khuyết điểm lệch lạc của Thiền ngoại đạo, cùng những thiếu xót cúa Thiền Nhị thừa khiến cho tâm thức không thể bay bổng tuyệt vời được...Và thực ra, thì tất cả những con đường đó cũng đều bị bao trùm bởi giáo lý Như huyễn và Nguồn Thiền Như Huyễn...

Nhưng kẻ viết xin được tạm ngưng bút nơi đây, và chờ một cơ duyên khác....Vì nếu viết ra dài quá, thì người đọc cũng dễ ngại ngùng chán nản..Vả lại, thiển nghĩ rằng nếu hiểu rõ được phần ẢNH HIỆN của giáo lý Chư Phật, thì có lẽ người Phật tử nào cũng có thể tự tìm lấy 1 con đường Trở về, và lên đường làm con CÁ TÍCH...

NAM MÔ VÔ NGẠI QUANG NHƯ LAI.

NAM MÔ LIÊN HOA MINH VƯƠNG BỒ TÁT,

LONG THỌ BỒ TÁT

Trí-Độ-Tử

Tịnh-Liên

Long Beach, mùa hạ 1983.