CHƯƠNG 3 - TÂM LÀ GÌ?- THỨC LÀ GÌ?- CÁI VÒNG HUYỄN HIỆN CỦA THỨC BIẾN.-CHÂN THỨC, HIỆN THỨC VÀ THỨC BIẾN VÀ CHUYỂN THỨC- TÂM PHƯƠNG VÀ TÂM THỂ.- SẮC PHÁP VÀ BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP.-CĂN THỨC ĐẮM NHIỄM LẪN NHAU.-LÝ TRÙNG TRÙNG HUYỄN KHỞI TƯƠNG ƯNG.
Giáo lý nhà Phật có thể coi là nền Biện chứng chuyển-hiện của những cái cực-vi, của những làn sóng ba-động cực kỳ vi-tế, của những quang minh trùng-trùng... Những cực-vi này còn siêu-xuất hơn những nguyên tử, điện tử hoặc lượng tử của khoa học hằng ngày, nghĩa là còn vi-tế và biến ảo hơn nhiều... Cực-vi hay lượng hạt tử hay hạt tử( particule) cũng không thể tách rời ra khởi ba-động, vì 2 cái đó chỉ là 2 hình thái biến hiện, 2 khía cạnh TĨNH-ĐỘNG hay ẨN HIỆN của cái tạm gọi là Quang minh. Tách rời ra thì là 1 lầm lạc lớn.
Cho nên, giáo lý nhà Phật chính là giáo lý của sự Ẩn-hiện-bí-mật-câu-thành, và đó là danh hiệu của một trong 10 huyền-môn của tư tưởng hoa Nghiêm.
Với thuyết SÁT NA tức Tia-chớp-nháng biến hiện, những lời dạy của Kinh xưa đã bao trùm lên nền vật-lý-học cực-vi cùng mọi quang-minh học. Và khoa học ngày nay bắt buộc phải đi sâu vào sự nguyên cứu những quang minh(radiations) thì mới có thể hiểu thêm được ít nhiều về vũ trụ khí thế giới.
Với hệ thống Duy thức của ngài Từ thị Duy lặc, diễn nói về sự chuyển hiện của cái Vọng-minh hay Hư-minh le nói, diễn nói về sự chuyển-hiện nói ra của 8 thức, đồng thời chiêu cảm những ảnh-tưởng cảnh giới tương ưng..., giáo lý nhà Phật đã thâu gồm nền phân-tâm-học hiện tại đang muốn đi vào tìm-thức cùng vô-thức... Và khi phân tâm học đi sâu vào sự nguyên cứu não-bộ cùng thần kinh hệ, vào trạng thái Ngủ cùng Mộng-mị, nhà khoa học sẽ bắt buộc phải nhận thấy sự hiện hữu của những quang minh tâm thức... Và những quang minh này còn vượt xa những quang minh thô kệch thấp kém, hiện nay tạo nên điện-lực, từ-lực, hạt-nhân, tia laser hoặc ánh sáng...
Cho nên nếu một nhà khoa học hiểu được nhận thức-quan của lời Kinh xưa, rồi nương vào nó để làm những giả-thiết, thì người đó sexddi tới những khám phá kì-đặc...
Thuyết Sát-na biến hiện đã nói ở trên rồi. Nay cố gắn đi vào những nét chính của hệ thống Duy thức để tìm hiểu kinh Lăng nghiêm.
Trong khi khoa học mới chỉ biết nguyên cứu những tương quan Vật và vật, thì từ ngàn xưa, giáo lý của Bậc Đạo sự Tói thắng diễn nói về những tương quan giữa vật và vật, và nhất là về những tương quan cấu kết giữa Tâm và Vật, về sự huân tập chiêu cảm, tro ng cái huyễn khởi trùng-trùng ấy.
Hệ thống Duy thức giữ một vai trò thiết yếu trong sự diễn giả ấy. Vì nó diễn nói về cái lịch trình từ Tâm chuyển thành hức sơ năng biến, rồi lại từ thức này chuyển thành 7 thứ chuyển-thức, tức là những mật độ hư-minh le lói lập lòe trong tâm thức chúng sanh. Và mỗi mật độ le lói này thường chiêu cảm những ảnh-tượng tương ưng và thô kệch bên ngoài, mà thường gọi là cảnh giơi. Cũng bởi thế, nên hệ thống Duy thức là một khu rừng rậm, bao la mịt mùng, nhiều khi trừu tượng mờ ảo, nên khó vào, khó nhận, khó mường tượng...và cần phải suy tư, quán chiếu một thời gian mới có thể hội nhập ít phần.
Ở nơi cung Đâu xuất, không biết ngài từ thị diễn nói Duy thức ra sao và chúng ta chưa thể biết được...Nhưng ở nơi nhân thế này, thì dường như chỉ có mấy bộ kinh giảng nói về Duy thức, như Kinh giải thâm mật, Lăng già và Lăng nghiêm. Nhưng lời kinh thường là ngắn ngủi ẩn mật...Ngoài ra, có bộ Du già Sư địa luận của ngài vô trước, bộ Đại Thừa Khởi Tín của ngài mã minh, cùng mấy chục bài tụng-ngôn cũng rất là cô đọng và bí hiểm khó dò. Ngoài ra, những danh từ khá nhiều, và lời văn cổ kính... Cho nên nếu diễn nói theeo danh từ và lối kinh viện học quy, thì những người mới học khó mà hội nhập được. Vả lại, những dah từ bề bộn thường mất vẻ sống động, trong khi Duy thức chính là sống động, và Thức là một trường BIẾN HIỆN mà địa bàn là cả pháp giới này.
Bởi vậy, nên mấy trang sau đây chỉ trình bày những nét chính trong cái vòng huyễn hiện của Thức biến, để mong bạn đọc có thể ý hội được tánh chất sinh động, và nhất là tánh chất biến ảo trùng trùng…
THỨC LÀ GÌ? #
Trước hết, cần phải hiểu Thức là cái chi chi. Vì nếu không mường-tượng được nổi nó là cái gì, thì làm sao theo dõi vòng chuyển hiện?
Kinh dạy:” Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức….” Nhưng lời kinh ẩn mật không nói rõ Tâm là gì, và Thức là gì, và 2 cái là một hay là khác. Nếu khác, thì khác nhau như thế nào?
Trên kia đã trình bày rằng: tuy Tâm là bất khả thuyết, nhưng theo lời kinh, có thể tạm mường tượng Tâm như một Biển-tinh-lực-uyên-nguyên không ngằn mé, một Biển quang-minh-uyên-nguyên, hào quang tột bực, vô tướng mạo, chuyển động cực kỳ thần tốc nên phi-không-thời-gian và ứng hiện tức khắc.
Nhưng vì VỌNG hằng-khởi, nên những quang minh ấy tự-chiếu-soi, tự-giao-thoa, và chuyển thành Thức.
Vậy Thức là gì?
Vậy thì Thức cũng vẫn là quang minh, nhưng quang minh có hàm chứa Vọng rồi. vọng này lúc đầu là vọng-TƯỞNG muốn chiếu-soi, muốn tự-chiếu-soi, nghĩa là có hữu-tâm, có dụng-tâm, có tác-ý, rồi sau làm phát hiện lần lần những vọng-TÌNH, tức tình nhiễm.
Vọng tưởng cùng vọng tình đều làm cho nặng, NẶNG thì chuyển động CHẬM LẠI, mất cái nhiệm mầu kỳ diệu và kém trong sáng…Vậy Thức tức là những quang minh đã trở thành nặng nề, chuyển động chậm lại, rớt vào vòng kiềm tỏa của không-thời-gian, rồi chuyển theo đường cong, xoáy-tròn miên-viễn theo hình trôn-ốc (mouvement giratoire giratoire en spirale), bắt đầu hiện tướng, lần lần kết tụ lại, cô đọng lại, tạo thành những lớp thể chất thô-kệch lưu-ngại tương tự như những tấm lăng-kính phản chiếu ngày một lệch lạc thêm….
Bởi thế, Kinh Lăng Nghiêm mới dạy: Thức-sơ-năng-biến là những vọng-tưởng hư-vô vi-tế, rồi chuyển dần thành vọng tưởng u-ẩn, rồi dung-thông, rồi hư-minh, rồi kiên-cố. Nghĩa là ngày càng nặng nề thô kệch lưu ngại va lệch lạc… Chính cái Thức đó nó dệt nên pháp giới này, nhưng vốn là một cái bóng mờ, không thật-thể, nên vẫn phải nương và an-trụ vào cái Biển tâm làm thật-thể…
THỨC BIẾN HIỆN RA SAO: CHÂN THỨC, HIỆN THỨC VÀ 7 CHUYỂN THỨC. KIỀN ĐẠI VÀ THỨC ĐẠI TRONG SỰ CHUYỂN HIỆN. #
Kinh Lăng già mệnh danh Biển tâm là Chân thức, nghĩa là chưa nhiễm Vọng… Và mệnh danh Tàng thức, tức thức thứ 8 là Hiện-thức, nghĩa là đã nhiễm Vọng và bắt đầu Hiện Tướng.
Về tàng thức này, kinh cũng dạy rằng không thể lấy óc suy nghĩ mà biết đượ. Vì nó ở tột-bờ-mé của phổ-huyễn-tế nhập vào Chân-thiệt-tế tức Diệu tâm. Nên những quang mihn của nó cực kỳ vi-tế và được gọi là hư-vô vi-tế
Tàng thức này là Thức-căn-nguyên, Thức Sơ-năng-biến, (tạm dịch là Radiations mentales originelles), bao gồm chứa cả Chân lẫn Vọng, và là cỗi nguồn của pháp giới. Nó thường Hằng và thường Chuyển, chuyển động cực kì mau lẹ và mãnh liệt. Nó không có hình thái, phi dung lượng, phi vị-trí, phi khứ-lai. Tức là nó chu biến khắp cả, và chuyển động cực kỳ thần tốc. Vì nó chính là Diệu tâm, nhưng Diệu tâm đã bị khởi Vọng… Nó là một Biển quang minh vi-tế, nhưng hàm chứa vô vàn những chủng-tử Vọng, và những chủng tử này có thể hình dung như những cơn-lốc-ba-động-hư-minh, (vorstex hay tourbillion de force) xoay-tròn-chôn-ốc và rất mãnh liệt. Mỗi chủng-tử đều hàm chứa một mức độ vọng khởi, một mức độ nghiệp-lực, do đó có 1 nhịp điệu rung chuyển riêng biệt. Nhưng tuy có vẻ riêng khác, chúng vẫn bắt rễ và dung thông với toàn bộ Tàng thức.
Và Tàng thức bắt đầu mở cuộc diễn trình chuyển hiện, đi sâu vào cái Nhiều. để tạo dựng những lớp hư-minh hay những lớp thể chất ngày càng thô kệch lưu ngại… Nói cho đúng ra, thì có lẽ không phải chính Tàng thức đi vào cuộc diễn trình, vì nó vẫn phi khứ-lai, vẫn an nhiên gần như bất động, và chỉ chuyển hiện thôi. Mà chính là những chủng tử cơn-lốc-ba-động đã mở uộc hành trình, rồi tùy theo sức hiện hành nội-tại của nghiệp-lực, sẽ NỞ XÒE ra thành chúng sanh hay thành 1 cảnh giới tạm gọi là vô tri.
Trong sự chuyển-hiện này, Duy thức học hay nói đến danh từ Tự-chứng-phần. Tự-chứng-phần có nghỉa là TỰ-CHIẾU-SOI, tức là ngày càng khởi vọng, chồng chất thêm lên.
Vậy thì những chủng-tử-cơn-lốc ấy,xoay vần miên viễn, lần lần lại quay đầu lại, tự chiếu soi chính mình. Là vì mỗi chủng tử đều dung thông với toàn bộ Tàng thức, và ngoài Tàng thức ra, thì chẳng có gì khác. Cho nên, khi chủng tử móng niệm chiếu soi, thì chỉ có thể chiếu soi chính nó. Do đó, chồng chất thêm sự vọng-hiện.
Do sự xoay vần miên viễn cùng tác động tự chiếu soi này, nên cái chủng-tử chứa đầy những quang minh của Thức sơ năng biến ấy, đã chuyển hiện, và phân ra làm 2 phần. Một phần KHINH THANH hơn, LINH MINH hơn, sáng láng hơn, thường tụ lại ờ nơi giữa trung tâm cơn lốc, và được gọi là phần NĂNG KHIẾU, hay KIẾN PHẦN. Vì nó là phần-đứng-nhìn, nên nó cũng ĐỨNG LẶNG hơn… còn một phần thì TRỌNG TRƯỢC hơn, và ít LINH MINH sáng láng hơn, thì dạt ra phía ngoài, và được gọi là phần NĂNG HIỆN hay TƯỚNG PHẦN. Vì nó ở phía ngoài và phải xoay vần ở bìa cơn-lốc, nên nó DAO ĐỘNG hơn… Về bộ Ba Chủng tử-Kiến phần-Tướng phần này, trong bộ Đại Thừa Khởi Tín, ngài Mã minh mệnh danh là: Nghiệp tướng (tức Chủng tử Vô minh), Kiến tướng (Kiến phần) và Hiện tướng (Tướng phần)…
Có thể nói rằng lúc đó, Tướng-phần là mầm mống của những cảnh-giới y-báo sau này trong pháp giới. Còn Kiến-phần là mầm mống của thân-tâm hoặc thân-căn chánh-báo sau này của chúng sanh… Nhưng lúc đó, ở bình diện Tàng thức, thì cả Căn cùng Cảnh cũng đều cực kỳ vi-tế.
Cũng cần ghi rằng: ở mức độ chuyển hiện ấy của cơn-lốc, thì chấp NGÃ chưa hề khởi lên rõ rệt. Mới chỉ có chấp PHÁP rất vi tế thôi, vì đã có phần chiếu soi vi tế và cái cảnh bị chiếu soi cũng rất vi tế. Tức là chấp chiếu soi, chấp liễu tri, chấp trong-ngoài v.v… Do đó, có vọng tưởng, nhưng chưa khỏi vọng tình.
Đã có phần chiếu soi, và cảnh bị chiếu soi, thì dĩ nhiên phải có cái gạch-nối-liền, tức là tác động nhận thức. Vì Căn và Cảnh bao giờ cũng đắm nhiễm lẫn nhau, thâu hút lẫn nhau, và càng vi-tế. Tức là chấp chiếu soi, chấp liễu tri, chấp trong-ngoài v.v… Do đó, có vọng tưởng, nhưng chưa khởi vọng tình.
Đã có phần chiếu soi, và cảnh bị chiếu soi, thì dĩ nhiên phải có gạch-nối-liền, tức là tác động nhận thức. Vì Căn và Cảnh bao giờ cũng đắm nhiễm lẫn nhau, thâu hút lẫn nhau, và càn vi-tế bao nhiêu thì càng đắm nhiễm ngần ấy… Do đó, nên ở bình diện Tàng thức, Kiến-phần vẫn tác động để nhận thức. Nhưng vì nó hàm chứa những quang minh cực kì vi-tế,dung thông chiếu soi gần như khắp 10 phương, nên sự nhận thức của nó cũng rất là siêu-tuyệt và bất-tư-nghì. Nên Duy thức học thường nói rằng: Thức thứ 8 có một khả năng TRỰC GIÁC THÂM MẬT rất vi-tế, biết rõ được Hiện-lượng và Tánh cảnh (tức là Bản thể) của sự vật. Và một bài tụng-ngôn của ngài Thế thân cũng dạy rằng: “Chúng ta không thể biết nổi đối-tượng nhận thức, hình thái nhận thức, và lãnh vực biểu-hiện của Thức ấy…”
Tuy nhiên, chữ Trực giác thâm mật có nghĩa là: Kiến phần vì rất vi tế, nên có khả năng luôn luôn NHẬP MỘT với Tướng-phần để thể nghiệm rõ ràng Bản thể của sự vật. Do đó, ở bình diện Tàng Thức, Căn (Kiến phần) Trần (Tướng phần) và Thức đều rất vi tế, thường dung thông lẫn nhau và hầu như nhập Một.
Trong các kinh, thường có nói: mở Tâm-nhãn. Nghĩa là: khi hành giả tu hành đến mức Lọt được vào Tàng thức, thì sẽ mở được Tâm nhãn tức là cái Kiến phần này, để nhìn thấy những quang minh rất vi-tế của diệu-sắc-thân của Phật và Bồ tát… Và trong kinh Lăng Nghiêm, khi nói 6 căn hỗ dụng, cũng là chỉ vào Kiến phần của Tàng thức.
Nay nếu đứng ở khía cạnh phân biệt giữa KIẾN ĐẠI và THỨC ĐẠI mà xét, thì có thễ nói rằng: cái Kiến-phần của Tàng thức, vì gồm toàn những quang minh vi-tế nên rất khinh thanh và thường đứng lặng để trực giác, nên Kiến-phần này gồm TOÀN LÀ KIẾN ĐẠI, và hầu như không có Thức-đại.
Thực ra thì trong 8 thức, thức nào cũng hàm chứa một thành phần kiến-đại đứng lặng, và một thành phần kiến-đại đứng lặng, và một thành phần kiến-đại đứng lặng, và một thành phần thức-đại vọng động, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ tỷ lệ nhiều hay ít mà thôi.
Nay nói đến Thức thứ 7 tức Mạt na thức.
Cái KIẾN PHẦN của Tàng thức, vốn hàm chứa toàn những quang minh hư-vô vi-tế (tức là vọng-tưởng hư vô vi-tế), nhưng vẫn rất mãnh liệt. Và được kinh Lăng Nghiêm gọi là u-ẩn vọng tưởng… Nơi đây, sức chuyển động xoáy-tròn của nó đã kết lại thành một cái NÚT LỚN, một tấm lăng kính bền chặt, tức là cái nút CHẤP NGÃ. Tấm lăng-kính này là đầu mối của trạng thái Hôn-mê-triền-miên của chúng hữu tình trong cuộc hành trình dằng dặc qua các cõi và các nẻo. Nên ngài Huyền trang mới viết: “Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê…”…Còn ngài Mã minh thì gọi thức này là Ý tương tục, tức là cái Ý chí, cái sức Hành tương tục của Nghiệp muốn nở xòe ra và đi sâu vào Vọng.
Nếu tàng thức có thể tạm ví dụ nhứ biển nước, hoặc như một vùng-đại-địa, thì Mạt-na thức có thể ví như 1 gốc cây bèo mọc trên biển nước, hoặc 1 gốc cây mọc trên đại địa. Vì nó là GỐC trực tiếp của 6 thức kia, và cũng là gốc của thân-tâm chúng sanh.
Nút này tượng trung cho cái Sức-Mê-vọng, sức khát vọng, sức nghiệp vọng, sức HÀNH TƯƠNG TỤC của chúng sanh ấy. Nên cũng được gọi là Ý tương tục, tức là Ý-chí mê vọng tương tục qua các kiếp và các cõi. Cũng được gọi là Ý-căn, vì nó là gốc trực tiếp của ý-thức và 5 thức kia… Trong cơ thể một chúng sanh, có thể tạm nói rằng: hệ thống não-bộ cùng thần-kinh là những biểu tượng THÔ PHÙ của nó, và chỉ có thể coi là biểu tượng rất thô-phù mà thôi.
Nó vốn là 1 cái nút, một tấm lăng-kính cố kết, nên nó hay chiếu soi lắm, và hàm chứa rất nhiều Vọng, vọng tưỡng cũng như vọng tình… Nó cũng Hằng và Chuyển như Tàng thức, nhưng hằng và chuyển cũng kém hơn, vì gồm những quang minh kém vi-tế và nhiều tướng mạo hơn. Do đó trạng thái của nó kém sút rất nhiều về tính cách chiếu soi HỒN NHIÊN so với Tàng thức, và trái lại, nó hay LO NGHĨ so đo phân biệt lắm, vì hàm chứa nhiều vọng.
Tính cách hay lo-nghĩ-so-đo này, danh từ Duy thức gọi là THẨM.
Vậy thì nó hay lo nghĩ so đo những gì?
Trước hết, nó quay lại chiếu soi cái Kiến-phần của Tàng thức đã phôi thai ra nó, rồi khư khư chấp rằng đó là cái Ngã của ta, đó là ngã tâm và đó là ngã tướng… Rồi đứng trên chỗ sở-y đó, nó xoay ra chiếu soi khắp tất cả, và luôn luôn lo nghĩ phân-biệt cái gì là ngã và cái gì là phi ngã.
Cũng cần ghi rằng: trong khi Kiến-phần của Tàng thức chuyển hiện xuống thành Mạt na thức, thì cái Tướng-phần cảnh giới rất vi tế của Tàng thức cũng chuyển hiện SONH HÀNH, để tạo nên những cảnh giới kém vi-tế hơn và tương ưng với mạt na thức. và thức này đã duyên theo những cảnh giới ấy để lo nghĩ so đo xem cái nào là ngã, cái nào phi ngã.
Trong khi xoay vần miên viễn như vậy, thì dĩ nhiên là do sự chuyển động xoáy-tròn, mạt na thức cũng tự phân ra làm 2 phần: Kiến phần và Tướng phần. Kiến phần khinh thanh hơn, sáng láng hơn thì tụ lại ở giữa, còn Tướng phần trọng trược hơn thì dạt ra phía bìa, và bồi dưỡng thêm cho những cảnh giới vi-tế được chuyển hiện từ Tàng thức và cũng do đó, khiến cho chúng ngày càng trọng trược thêm.
Còn cái kiến-phần của Mạt na thức , thì cũng rất khác với Kiến-phần của Tàng thức…Kiến-phần của Tàng thức thì rất khinh thanh sáng láng, rất ít vọng tình và chiếu soi rất hồn nhiên. Nên nó thường rất Đứng Lặng, và bao gồm hầu hết là KIẾN ĐẠI và rất ít THỨC ĐẠI…Trong khi kiến-phần của Mạt na thức, tuy cũng gọi là khinh thanh đấy, nhưng mức độ khinh thanh đã kém sút, nhiều vọng tình nên nó thường là Dao động, là vọng động để dụng tâm phân biệt. nên có thể nói rằng nó gồm nhiều Thức-đại và ít Kiến-đại….
Tuy nhiên, mặc dầu nó là 1 tấm lăng kính chuyên chiếu soi CONG QUEO, luôn luôn lầm lạc và rớt vào Phi-lượng, (Phi lượng là nhìn lệch lạc cong queo, Hiện lượng là nhìn đúng như thật tướng) nhưng vì quang minh của mạt na thức cũng còn rất vi-tế, nên tác động nhận thức phân biệt của Thức thứ 7 này cũng rất vi-tế. và nó có thể chiếu soi phân biệt đến những nơi hang sâu núi thẳm giữa Ngã và Phi-ngã, mà ý-thức của chúng sanh chưa thể thăm dò mường tượng nổi….
Mà cũng chính vì nó là 1 tấm lăng kính chuyên chiếu soi CONG QUEO, nên các màng lưới quang minh mới đi cong, mới chập chùng GIAO THOA, và làm huyễn-hiện nên cái pháp-giới như có như không này…
Từ đây trở đi, ngọn quái phong của Ngã-chấp đã nổi lên rào rạt, dựng nên 1 tấm lăng kính vĩ đại và bất tư nghì, để tiếp nối với những tấm lăng kính vi-tế và lăn tăn về Pháp-chấp nơi Tàng thức…để cùng nhau làm LÓE lên, làm ẢNH-HIỆN nên pháp giới…
Và chỉ có Chư Phật Thế Tôn mới có thể chỉ rõ ngọn ngành của cái mê-đồ-ảo-phố chập chùng và không ngằn mé này.
Nay nói đến thức thứ 6 tức Ý THỨC và 5 thức kia: nhãn nhĩ tỷ thiệt thân…Cả Mạt na thức, ý-thức cùng 5 thức kia đều được Kinh Lăng Già gọi là Chuyển thức, vì đều là sự chuyển hiện của Thức sơ năng biến.
Mạt na thức đã được ví như GỐC cây bèo mọc trên mặt biển thức, hoặc như một gốc cây mọc trên đại địa.
Gốc cây ấy dĩ nhiên phải tiếp tục diễn trình chuyển hiện, để ngày càng đi sâu vào những lớp thô kệch hơn của thế giới sai biệt.
Vẫn do sức suy động xoáy tròn của quang minh nghiệp-lực, cái kiến-phần của Mạt na thức lại chuyển hiện. và gốc cây làm khởi lên 1 thân cây có 5 cành. Hoặc làm khởi lên 1 cọng hoa có 5 cánh.
Thân cây, hoặc cọng hoa và nhụy hoa, là ví cho ý-thức. Còn 5 cành cây hoặc 5 cánh hoa là ví cho 5 thức kia.
Ý-thức vốn là thân cây, nên nó hết sức lợi hại. Nó đóng góp 1 phần lớn trong việc đưa hành giả tới giải thoát, cũng như đưa sâu vào mê-vọng. Và theo lời dạy của Kinh Lăng Nghiêm, thì thức này được dệt nên bằng những quang minh của những vọng tưởng DUNG THÔNG tích lũy từ vô thủy. Gọi như vậy là vì thức này, về phía trong, có thể dung thông với Mạt na thức và Tàng thức, còn về phía ngoài, thì dung thông và luôn luôn hợp tác phối kiểm 5 thức kia.
Thức này thì hay Thẩm, nhưng không Hằng…Không hằng là vì đôi khi nó bị gián đoạn. Tỷ dụ như khi hành giả ngủ say không mộng mị, hoặc vào định Vô tưởng hoặc định Diệt thọ tưởng, thì thức này bị gián đoạn, không hiện hành…Nhưng nó giống như thức thứ 7 ở chỗ luôn luôn hay thẩm, tức là lo nghĩ so đo phân biệt. nhưng trong khi tác động thẩm của Mạt na thức hết sức là u-ẩn vi tế, thì sự lo nghĩ so đo của ý-thức thường nằm ở một bình diện thô kệch lưu ngại hơn (như suy nghĩ, nhớ tưởng, dự tưởng, tưởng tượng, biểu tượng tức rep ré sentation…) Luật tắc của sự chuyển hiện Thức biến là như vậy: càng đi sâu vào chỗ sai biệt bao nhiêu, lại càng bị giới hạn bấy nhiêu, càng kém tự tại lực và kém vi-tế…Phần đông chúng ta thường trụ ở bình diện ý-thức này, chưa lọt được vào bình diện Mạt na và Tàng thức. Và chúng ta cũng thường chấp rằng cái vọng-tâm suy nghĩ phân biệt ấy là Tâm, cũng tương tự như Ngài A nan đã chỉ tâm trong Kinh Lăng Nghiêm.
Năm thức trước có thể ví như: 5 cánh hoa phụ thuộc vào cọng hoa, hoặc 5 cành cây mọc tủa ra từ thân cây, hoặc 5 cái râu ngoe nguẩy của con gián, hoặc 5 cái tay dài lêu nghêu (tentacules) của con bạch tuộc…và chúng được tung ra để quờ quạng mò mẫm nhận định pháp giới.
Vì đã đi sâu vào sai-biệt, nên khả năng của chúng cũng giới hạn, kém sút hơn. Nên chúng không Hằng, và cũng không biết Thẩm. Không hằng, vì hay bị gián đoạn, tỷ dụ như trong giấc ngủ chẳng hạn. Trong giấc ngủ, 5 thức ấy thường không hiện hành, hoặc rất ít hiện hành, vì trong khi ngủ, đôi khi chúng ta vẫn còn nghe thấy 1 âm thanh nào đó hoặc thấy đau ê ẩm trong bụng. Không biết thẩm, là vì so-đo phân biệt của chúng cũng rất thô sơ.
Cũng cần ghi rằng: trong khi 6 thức chuyển hiện từ cái Kiến phần của Mạt na, thì Tướng phần của Mạt na cũng chuyển hiện SONG HÀNH (tương tự như 2 cái vòi của con sên) để tạo dựng những cảnh giới tế hay thô, TƯƠNG ƯNG với 6 thức.
Cần phải nói rõ thêm về sự so đo phân biệt của 6 thức, vì đây là một điểm độc đáo của Duy Thức học….Cái thấy của chúng ta hay của chúng sanh thường được gọi là cái Thấy-Nghe-Hay-Biết.
Cái Thấy là chỉ cho con mắt, nhãn-căn hay nhãn thức. nhưng nhãn căn hình như cũng không phân biệt được gì nhiều. Nó chỉ thấy được Tối hoặc Sáng, Sắc hoặc Không. Thấy được hình-thù (formw), thấy được có màu (color) hay không màu…Nhưng chưa phân biệt được màu này là xanh, là vàng, là hồng, hay là tím. Và dĩ nhiên là chưa thể phân biệt nổi: cái này là hoa hồng, cái kia là cành cây, cái kia là con sông.
Và nó cần phải có sự cộng tác phối kiểm của ý-thức mới phân biệt được các màu. Và ý-thức cần phải tập trung phối kiểm những dữ kiện của 5 thức, rồi dùng ký-ức (memory) và suy tưởng mới quyết định được rằng: cái này là hoa hồng, cái kia là con sông…
Theo sự nghiên cứu ngày nay, thì con chó không phân biệt nổi các màu, và chỉ biết có màu đen và trắng. Là vì ý-thức của nó chưa được triển khai nhiều.
Cái Nghe là chỉ cho tai và mũi, cho nhĩ căn cùng nhĩ thức, cho tỷ-căn cùng tỷ-thức…Bởi thế, nên trong những Kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm, thường thấy nói: Nghe mùi chứ không nói: ngửi mùi.
Nghe mùi có nghĩa là: tiếp nhận và phân biệt một cách đơn sơ hồn nhiên về cái mùi đó, chứ chưa có nhiều tác ý phân biệt. Nên nghe mùi thuộc về Kiến đại…Còn Ngửi mùi có nghĩa là: đã làm nhiều tác-ý phân biệt rồi, và biết rằng mùi đó là mùi gì, là mùi của hương chiên đàn chẳng hạn. Nên ngửi mùi thuộc về Thức-đại.
Cái tai cũng thường chỉ có thể tiếp nhận và phân biệt thô sơ. Nó thường chỉ nhận thấy là Động hay là Tĩnh, là có âm thanh hay không có âm thanh. Chứ chưa có thể phân biệt rằng đó là âm thanh gì, là tiếng trống hay tiếng gió thổi, là tiếng của người hay của súc sanh hay của chư thiên….Cần phải có sự hợp tác phối kiểm của Ý-thức, và ý-thức phải sử dụng tác-ý, ký ức cùng suy-tưởng mới có thể phân biệt đó là thứ âm thanh gì?
Cái mũi cũng vậy, thường chỉ phân biệt thô sơ rằng là Thông hay là Bịt (tắc), là có mùi hay không mùi, chứ chưa có thể phân biệt rằng đó là mùi gì, mùi của hoa hồng hay của hoa mạn-đà-la, mùi của thân súc sanh hay là mùi của thân chư thiên…Và cần phải có Ý-thức mới làm nổi sự phân biệt đi sâu vào sai-biệt ấy…
Cái Hay là chỉ cho lưỡi (thiệt căn cùng thiệt thức) và thân-ký cùng thân thức.
Cái lưỡi cũng thường chỉ phân biệt thô sơ, biết rằng là có vị hay không có vị (nhạt). Chứ chưa phân biệt nổi đó là vị gì? Và cần phải có Ý-thức mới phân biệt nổi rằng đó là vị ngọt của mía, là vị đắng của thuốc, hoặc là vị dịu-ngọt của thức ăn trân bửu cam lồ của chư thiên.
Cái thân cũng vậy, chỉ biết những xúc-giác thô sơ như Hợp (đụng chạm) hay Ly (hết đụng chạm), hoặc Nóng-Lạnh hay Trơn-Rít…Chứ chưa biết nổi rằng nóng đó là của cái gì, của da thịt người hay của lụa, hoặc xúc giác trơn-mềm ấy là của nhung lụa hay của cái gì khác…Và cần phải có Ý-thức mới phân biệt sâu hơn nữa được…
Cái Biết là chỉ cho Ý-căn (Mạt-na) cùng Ý-thức. Ý-thức này cũng có cái trạng thái hồn nhiên đơn sơ của nó, chứ không phải chỉ chuyên về phân biệt so-đo mà thôi. Khi nó chưa tác ý mấy và buông bỏ ký-ứ cùng suy-tưởng, thì nó nằm trong trạng thái nhận thức hồn nhiên đơn sơ ấy. Tỷ dụ như khi ta vừa thức giấc, nửa ngủ nửa tỉnh, rồi nằm yên nghe vọng lên trong tâm thức những tiếng động chung quanh, thì ý-thức còn ở trong trạng thái tương đối hồn nhiên đơn sơ của nó, chứ không phải chỉ chuyên về phân biệt so-đo mà thôi. Khi nó chưa tác-ý mấy và buông bỏ ký-ức cùng suy-tưởng, thì nó nằm trong trạng thái nhận thức hồn nhiên đơn sơ ấy..tỷ dụ như khi ta vừa thức giấc nửa ngủ nửa tỉnh, rồi nằm yên nghe vọng lên trong tâm thức những tiếng động chung quanh, thì ý-thức trong thái tương đối hồn nhiên….Ở trong trạng thái này, nó thường chỉ nhận thấy loáng thoáng sự Sanh và sự Diệt của các pháp. Và nó cần xử dụng tác-ý ký-ức và suy-tưởng tạo dựng (construction mentale) thì mới phân biệt được rằng pháp này là pháp gì, cùng vật này là vật gì?...
Cần ghi rằng cả 6 thức này đều bắt nguồn ở nơi Ý-căn tức Mạt na thức, và đều nương vào sức Hành của nghiệp-lực nó luôn luôn làm phụt lên những tia-chớp-nháng gần như vô cùng tận, thì 6 thức kia mới hiện hành được. thực ra thì cả 6 thức đều hàm chứa một thứ sức Hành cả, nhưng cỗi nguồn chính của Hành-nghiệp là nằm trong những chủng-tử chấp Ngã của Mạt-na cùng những chủng-tử chấp Pháp của Tàng thức.
Vì đã chuyển hiện sâu vào những lớp thô-kệch lưu ngại, nên 6 thức này dĩ nhiên phải có những hiện-tướng THÔ PHÙ của chúng, và thường được gọi là phù trần căn…Ý-thức bắt rễ ở Ý-căn tức Mạt-na-thức, và theo ngài Thái hư đại sư, thì biểu tướng thô phù của căn này là hệ-thống thần kinh cùng các trung khu não bộ. còn đối với 5 thức kia, thì phù-trần-căn là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, trang 423, Phật có giảng nói về sự hình thành của 6 phù trần căn này, và đây là 1 đoạn bí-hiểm của kinh.
“ Do 2 thứ Sáng và Tối, lần lượt tỏ bày lẫn nhau, nên nơi TÍnh Diệu-viên, làm dính tính yên-lặng, và phát ra CÁI THẤY. Cái thấy ÁNH ra thành Sắc, KẾT cái sắc lại thành Căn. GỐC căn thì gọi là tứ-đại thanh tịnh, còn hình thể con mắt thì tương tự như quả bồ đáo. Bốn đại của phù-trần-căn rong ruổi chạy theo sắc.
Do 2 thứ Động và Tĩnh, đối chọi lẫn nhau, nên nơi Tính Diệu-viên, làm dính tính yên-lặng, và phát ra CÁI NGHE. Cái nghe ÁNH ra thành Tiếng, CUỐN cái tiếng lại thành Căn. GỐC căn thì gọi là tứ-đại thanh tịnh, còn hình thể con mắt thì tương tự như quả bồ đáo. Bốn đại của phù-trần-căn rong ruổi chạy theo cái tiếng…”
Đối với 4 thức kia, thì đoạn kinh này cũng dạy tương tự như vậy…
Có thể lý giải đoạn kinh quan trọng này như sau:
Nơi Biển Chân tâm vốn diệu-viên (tức là nhiệm màu và tròn đầy), và vốn trạm nhiên rỗng lặng bất động, nên không có vật gì cả: Nhưng do sự móng-niệm khởi vọng, nên tính trạm nhiên bất-động bị dính mắc ô nhiễm, và chuyển sang những hình thái chuyển-động tương đối. Và Tâm chuyển thành Thức.
Trên diễn trình chuyển-hiện tự-chứng, những quang minh của Tàng thức rồi mạt na thức đều xoay vần miên viễn và phân ra làm 2 phần: Kiến phần khinh thanh sáng láng và Tướng-phần trọng trược mờ tối hơn. Tuy gọi là vậy, nhưng 2 phần đó cũng đều là những quang minh của Thức biến cả. Nên chúng luôn luôn quyện lẫn nhau thu hút lẫn nhau, đắm nhiễm lẫn nhau, luôn luôn có những dư-ba âm hưởng (resonance) và chuyển biến TƯƠNG ƯNG.
Kiến phần thì luôn luôn le lói nên được gọi là Cái Thấy. tướng-phần thì trọng trược mờ tối hơn, nên chẳng chiếu soi mấy nổi, nên chỉ tạo dựng nên những ánh-biến-hiện tương ưng, gọi là trần hay cảnh giới.
Khi mới khởi đầu le lói chiếu soi, thì cái Thấy chẳng thấy được gì nhiều, chỉ thấy được Sáng hay Tối…Lần lần đắp đổi hoài hoài, sự tương giao đắm nhiễm thu hút giữa Kiến phần cùng Tướng-phần làm phát hiện lên những sắc tướng ngày càng rõ rệt thô kệch hơn. Nên gọi là: cái thấy ÁNH ra thành Sắc và đã có sắc tướng, thì có HƯ không dính liền.
Sắc tướng bên ngoài đã lần lần trở nên rõ rệt thô kệch thì cái Thấy, vốn gần như vô tướng mạo, cũng cần phải có một hiện-tướng thô kệch để Tương-ưng với sắc tướng bên ngoài và phân biệt rõ hơn…Nên lần lần, nó đã quyện những cực-vi của sắc để kết lại thành 1 căn thô kệch, gọi là phù-trần-căn. Như mắt tai mũi lưỡi và thân. Mắt thì có hình thù như quả bồ đào, còn tai có hình như chiếc lá cuốn.
Song phù-trần-căn này chỉ là cái vỏ bề ngoài THÔ PHÙ của căn mà thôi. Còn cái Gốc của căn thì được gọi là tịnh-sắc-căn, và được dệt nên tứ đại thanh tịnh, tức là vi-tế hơn (matiè re subtile)…Vì phù-trần-căn được tạo nên bởi 4 đại thô kệch, nên có chiều hướng của nó là luôn luôn muốn rong ruổi chạy theo sắc thô kệch, và nó cũng hay chiêu dụ tịnh-sắc-căn chạy theo sắc thô kệch…”.
Đó là lời dạy của kinh.
Phù-trần-căn, như mắt hay tai…, chỉ là 1 bộ phận thô phù thuộc sinh lý vật lý thô kệch, có tác dụng che đậy, che chở, làm mai mối giữa tịnh-sắc-căn và trần vốn thường đắm nhiễm thu hút lẫn nhau, và cũng có tác dụng làm hiển-lộ rõ thêm những sắc tướng. nó cũng tương tự như cái kiếng cận thị mà người cận thị chỉ thấy lờ mờ, hoặc THẤY TỐI OM.
Nhưng thấy được sự vật, thì không phải là con mắt nó thấy. vì nếu con mắt THẤY được, thì lẽ ra một người vừa mới chết, con mắt còn nguyên vẹn, phải thấy được sự vật là do hoặc là tịnh-sắc-căn tức là thứ căn vi-tế hơn, hoặc vào sâu hơn nữa, là do cái Thấy hay tính Thấy, vì mấy thứ này được dệt nên bằng những quang minh cực kỳ vi-tế cảu Tàng thức mà kinh thường gọi là tâm nhãn.
Cần nhớ rằng trên diễn trình chuyển-hiện của Thức biến, càng đi sâu vào những lớp thô kệch lưu ngại bao nhiều, thì những quang minh của Thức càng kém vi-tế và càng mất tự-tại-lực bấy nhiêu….Bởi vậy nên do những tập quán từ vô thủy, chúng ta thường cứ phải cần đến con mắt có hình quả bồ đào mới thấy rõ sắc tướng. nếu không có, thì chỉ thấy TỐI OM.
Nhưng nếu chúng ta biết tu hành, thiền quán thúc liễm thân tâm, thì có thể lần lần dẫn dắt những quang minh luôn luôn rong ruổi theo trần cảnh ấy, trở về đi NGƯỢC DÒNG, lìa bỏ sự đắm nhiễm trần cảnh, đi sâu vào trong , rồi LỌT vào Tàng thức, hòa tan trong biển quang minh cực kỳ vi-tế của Thức sơ-năng-biến này, thì chúng ta sẽ trở thành ngài A-nâu-luật-đà, tức là một bậc A la hán đã lọt vào Tàng thức…Nghĩa là đắc tâm nhãn, 6 căn gần như hỗ dụng, không cần mắt vẫn nhìn thấy được, mà lại nhìn 1 phạm vi rộng lớn bát ngát hơn nhiều…Không cần tai cũng vẫn nghe được như 1 vị Rồng nào đó trong Kinh Lăng Nghiêm, không cần mũi-lưỡi-thân cũng vẫn ngửi-nếm-xúc. Và không cần ý-thức cũng vẫn phân biệt liễu tri rành rẽ như ngài Ca-diếp...
Vậy thì Phù-trần-căn cũng tương tự như những cửa-sổ, những lổ-hổng làm nơi mai mối, làm nơi lai-vãng, do đó, những quang minh thô-kệch của tâm thức ra vào không ngớt, để tiếp xúc và GIAO THOA với những quang minh cũng thô kệch do những trần cảnh của Tướng-phần làm phát hiện ra. Sự giao thoa đó làm phát hiện nên ảnh-tượng của vật trên võng-mô (retine) con mắt, rồi ảnh tượng được chuyển hiện bằng những làn sóng quang minh vào trung khu não bộ. Sự chuyển-biến này thực là kỳ-bí, khó thể biết nổi, nhưng chắc rằng mỗi lúc nó mỗi trở thành vi-tế hơn, rồi biến thành Thức, hay thức-giác, lìa khỏi phạm vi sinh-lý vật-lý để trở thành tâm. Nhưng Thức này không phải là Thức-sơ-năng-biến, mà là thứ thức đã vọng hóa nhiều lớp rồi…Tuy nhiên, cái đặc điểm của nó cũng là bao gồm cả những quang minh của cái Thấy chiếu soi, cũng như những quang minh của trần cảnh bị chiếu soi…
Đa số chúng ta thường “sống say chết ngủ,” lăng xăng chạy theo nắm bắt ngoại vật, nên ít khi ý-thức được rằng: mỗi cái tia nhìn, mỗi sự chau mày nhướn mắt, mỗi sự cất chân nhắc tay, mỗi tâm niệm…đều làm khởi lên những lớp sóng rào rạt chuyển-biến của vi-trần-số cực-vi hay ba-động quang minh, chuyển hóa hoặc từ chỗ vi-tế….Về diễn trình chuyển hiện này, thì chắc là những bậc vào tam muội sâu có thể NHÌN thấy rõ ràng.
Cũng cần ghi thêm rằng: trong khi 6 thức này chuyển hiện từ Kiến-phần của Mạt-na và nở xòe ra trong những lớp thô kệch, thì Tướng-phần của Mạt-na cũng chuyển-hiện TƯƠNG ƯNG, và tạo dựng những ánh-biến-hiện của trần cảnh ngày một rõ rệt thô kệch hơn. Do đó, ta mới có những cảnh giới y báo.
Đứng trên khía cạnh phân biệt Kiến-đại và Thức-đại để xét 6 thức này, thì sẽ nhận thấy rằng:
Ý-thức thì mãnh lợi nhất, những cũng hàm chứa rất nhiều vọng, nên nó bao gồm hầu hết toàn là Thức đại và rất ít Kiến đại. Nghĩa là nó hầu như luôn luôn giao động, và rất ít khi đứng-lặng để phản chiếu sự vật.
Còn 5 thức kia thì kém mãnh lợi, nhưng hồn nhiên hơn, thuần phác đơn sơ hơn, và ít vọng hơn. Do đó, chúng ít giao động hơn, và hay dễ đứng lặng hơn…Bởi vậy, nên Duy thức học mới nói rằng: 5 thức này dễ đạt tới Tánh cảnh (tức bản-thể) của sự vật hơn là ý-thức…Và chúng có thể dễ trực nhận hiện-lượng hơn ý-thức.
PHÂN BIỆT 100 PHÁP TRONG DUY THỨC HỌC. #
Muốn hiểu rõ về Duy-thức-học, thiết tưởng cần phác lược những nét đại cương nhưng thiết yếu để phân biệt các thứ pháp trong Bách pháp minh môn. Vì đây là một điểm khiến kẻ học Duy thức thường lúng túng. Tỷ dụ như không biết làm sao để phân biệt giữa Tâm vương và Tâm sở, hoặc nghĩ mãi không hiểu tại sao lại có một thứ pháp kì quặc gọi là Bất-tương-ưng-hành pháp?
Duy thức học thường chia tất cả những pháp thế-gian ra làm 5 loại, gồm 100 pháp. Năm loại là: Tâm vương pháp, Tâm sở pháp, Sắc pháp, Bất tương ưng hành pháp và Vô vi pháp.
Về 5 loại pháp này, nếu chỉ muốn phân biệt một cách lờ mờ và đại lược thì dễ, nhưng nếu muốn phân biệt kỹ càng ngọn ngành và có thể hiểu được thì khá khó khăn.
Trước hết, cần luôn luôn nhớ kỹ rằng: các loại pháp đều là THỨC cả, Bất-tương-ưng-hành pháp cũng là thức-tâm phân biệt, và Vô vi pháp cũng vậy… Và Thức là những quang minh của Tâm chuyển-hiện. Cho nên, nếu điển nói về Duy thức, mà không nhấn mạnh đến Lý Duy tâm sở hiện, thì làm mất hẳn khái cạnh kỳ-ảo sống động của Thức biến, và Duy thức học trở thành khó hiểu.
Vậy thì các pháp, các loại pháp đều là Thức biến cả. Chỉ khác nhau ở chỗ:
-
Mức độ VI TẾ hay THÔ KỆCH của quang minh trong lịch trình chuyển hiện
-
Tính cách KHINH THANH sáng láng đứng LẶNG, hay làTRỌNG TRƯỢC mờ tối giao ĐỘNG của quang minh.
-
Có ít hay nhiều TỰ TẠI LỤC.
-
Do đó, nhịp điệu rung chuyển khác biệt.
Mấy tiêu chuẩn trên đây có thể khiến phân biệt 5 loại pháp dễ dàng hơn:
1.TÂM VƯƠNG là gì? #
Sách Duy thức học thường dạy một cách cô đọng: “Tâm-vương có 8 là: A lại da thức (tức Tàng thức), Mạt na thức, Ý thức,và 5 thức kia. Sở dĩ chúng được gọi là Tâm-vương là vì chúng Tự-tại như những vị vua vậy…”
Lời giải dĩ nhiên là đúng, nhưng quá cô đọng và chưa rõ ràng.
Sở dĩ 8 thức được gọi là Tâm-vương là vì chúng đều thuộc về Kiến-phần trong cái diễn trình Thức biến, và do đó, chúng có nhiều tự-tại-lực để biến hiện… Tuy nhiên, giữa 8 thức ấy, có nhiều mức độ tự tại lực sai biệt.
Thức thứ 8 thường được gọi là Tàng thức, là thức Sơ-năng-biến, và được dệt bằng những quang minh hư-vô vi-tế. Nên có rất nhiều tự tại lực để biến hiện… Kiến-đại nhiều và rất ít Thức-đại, nên thường khinh thanh sáng láng đứng lặng, và có khả năng trực-giác hiện lượng rất thâm mật. Nghĩa là dễ dàng nhập một với Tướng-phần hay cảnh giới để trực nhận bản-thể của cảnh giới.
Thức này có thể ví như Biển nước, hoặc Biển hào quang, hoặc Đại địa… Nếu muốn ví với vua chúa, thì thức này tương tự như Vua Phạm thiên ở tầng trời cõi Sắc.
Thức thứ 7 cũng được dệt bằng những quang minh rất vi tế nhưng cũng đã suy kém rồi. Nó cũng không còn gọi là Sơ-năng-biến, vì đã trải qua thêm một lớp vọng nữa rồi. Do đó, tự tại lực cũng kém sút nhiều… Lại thêm nó chất chứa hầu như toàn là vọng, nên Thức-đại nhiều và rất ít Kiến-đại… Quang minh của nó được gọi là u-ẩn vọng tưởng.
Có thể ví nó như Gốc cây bèo mọc trên biển nước, hoặc gốc cây mọc trên đại địa. Nếu ví với vua chúa, thì nó tương tự như Ma-vương ngự trên cung trời Tha hóa tự tại.
Thức thứ 6 thì đã kinh qua thêm nhiều lớp vọng rồi. Nó được dệt bằng thứ quang minh của dung-thông vọng tưởng. Vì dung thông cùng khắp, nên nó khá mãnh lợi và có khá tự tại lực để biến hiện. Nhưng chiều hướng biến hiện của nó là hay đi sâu vào nẻo vọng, ít muốn trở về với nguồn Chân… Nên nó gồm hầu như toàn là Thức-đại giao động, và rất ít Kiến-đại đứng lặng.
Có thể ví nó như thân cây. Hoặc ví như 1 vị nhân vương lớn, nhiều kiến thức, ít đức độ, nhiều vọng tưởng. Chúng cũng ít tự tại lực hơn cả. Nhưng chúng cũng hồn nhiên hơn, ít vọng tưởng hơn ý-thức. Nên chúng nhiều Kiến-đại, ít Thức đại, và có thể dễ dàng đứng lặng để chiếu soi hơn là ý thức
Có thể ví chúng như 5 cành cây. Hoặc 5 vị nhân-vương nhỏ, ngự trị nơi biên địa, ít kiến thức nhưng nhiều đức độ, và không ưa việc chinh phạt.
Đại để Tâm-vương là như vậy… Nên tụng ngôn của ngài Thế Nhân viết: “Nhất thế tối thắng cố.”
2. TÂM SỞ là gì? #
Sách Duy thức học thường dạy rằng: có 51 tâm-sở, phân ra làm 6 thứ là Biến hành tâm sở, Biệt cảnh tâm sở, Thiện tâm sở, Căn bản phiền não tâm sở, Tùy phiền não tâm sở, và Bất định tâm sở.
Sự liệt kê những món tâm-sở này thì ở sách Duy thức học nào cũng có nói. Ở đây, chỉ nhằm nói rõ cái bản chất của chúng, cùng mối liên quan biến hiện của chúng với các Tâm-vương.
Sách Duy thức thường nói: “Tâm vương ví như những vị vua thù thắng, tự tại, tự chủ… còn những tâm sở thì ví như những quan đại thần do vua cắt đặt, để tương-ưng và hiệp với vua (Dữ thử TƯƠNG ƯNG cố), giúp vua cai trị và tạo nghiệp…”
Nói như vậy thì dĩ nhiên là đúng, nhưng chưa rõ ràng, lại dễ khiến cho kẻ sơ học quên rằng: cả Tâm vương lẫn Tâm sở đều là Thức cả, đều là Thức biến.
Nên luôn nhớ rằng: cả Tâm vương lẫn tâm sở cùng tất cả các pháp khác đều là Thức biến cả.
Nói 1 cách nôm na khái quát, thì 51 món Tâm-sở tức là thất tình lục dục của chúng sanh. Nói 1 cách thông thái hơn, thì Tâm vương tức là cái thức năng biến, còn các Tâm-sở tức là những trạng thái tâm lý sở-biến của các Tâm vương… Do đó, nên tâm sở không phài là 1 với tâm vương, nhưng cũng chẳng phải khác.
Không phải là 1 vì chúng là những trạng thái bị biến và đã trải qua thêm một vài lớp vọng nữa rồi. Như trạng thái vui, mừng, buồn, giận, lo sợ, tinh thần hăng hái, phóng dật lười biếng, khinh an, hôn trầm… Nhưng cũng chẳng phải là khác, là vì chúng cũng đều là Thức biến cả, và cũng không thể lìa được Tâm vương.
Nếu ví dụ ý-thức như thân cây và 5 thức kia như 5 cành cây, thì 51 Tâm sở có thể ví với những hoa lá mọc ở 5 cành cây đó.
Nếu ví dụ ý-thức như 1 con sông lớn và 5 thức kia như 5 nhánh sông nhỏ, thì 51 Tâ,-sở có thể ví với những gợn-sóng rạt rào hay lăn-tăn nổi lên trên mặt nước sông.
Nếu vì những thức kia như những chiếc dây đàn, thì 51 Tâm-sở có thể ví như những NHỊP ĐIỆU RUNG CHUYỂN của dây đàn, khiến phát ra những âm-ba lúc khoan lúc nhặt, lúc trầm lúc bổng, lúc vui lúc buồn.
Nếu đứng về khía cạnh Kiến-đại và Thức đại mà xét, thì trong khi Tâm-vương bao gồm cả phần Kiên-đại đứng lặng cùng phần Thức-đại giao động, thì các tâm sở thường gồm toàn là Vọng, toàn là móng niệm tình-nhiễm, và toàn là giao động. Chỉ trừ ra một số tâm sở như Niệm, Định, Huệ mà thôi…
Nếu nhình theo ngũ-ấm mà xét, thì các Tâm vương tương xứng với Thức-ấm cùng với những quang minh hư-vô vi-tế. Còn 51 Tâm-sở lại tương xứng với Thọ-ấm, Tưởng-ấm, và nhất là với Hành-ấm, tức là với những quang minh cũa những vọng tưởng hư-minh, dung-thông và u-ẩn.
Tâm-sở, so với tâm-vương, là như vậy…
3. SẮC PHÁP là gì? #
Hầu hết các chúng sanh, trôi lăn qua nhiều kiếp, do những tập-khí nhận thức phân biệt từ vô thủy làm mê-mờ thánh Bồ-đề, nên thường vấp phải cái Sắc-pháp này, và luôn luôn cảm thấy nó lưu-ngại. Thường là rất ít khi có thể nghĩ và hiển rằng: cái núi đá kia, nó kiên cố nặng nề ù lỳ trơ trơ như vậy, thế mà nó cũng chỉ là Thức biến, chỉ là thức thô kệch dệt nên, là những quang minh nặng nề bởi tình nhiễm cô đọng lại, chỉ là những ảnh-tượng chiêu cảm bởi mức độ Nghiệp, là như huyễn, là vô-tự-tánh, là rỗng không.
Trong Duy thức học, ngài Thế nhân dạy rằng: Sắc-pháp tức là “Nhị sở hiện ảnh cố.”
Nghĩa là: do 2 món Tâm-vương cùng Tâm-sở chập chùng biến hiện nên ÁNH ra những ảnh-tượng có hình tướng, có trọng lượng mà các chúng sanh gọi là sắc-pháp.
Cũng như trong đoạn kinh Lăng nghiêm đã trích dẫn ở trên, Phật dạy rằng: “Cái Tính Trạm nhiên Bất động bị dính mắc vào cái Vọng, nên phát ra cái Thấy chiếu soi. Rồi trong khi le lói chiếu soi hoài hoài, cái Thấy ÁNH ra thành SẮC…”
Tức là: Trong khi cái Kiến-phần (tức Tâm-vương cùng Tâm-sở) chập chùng biến hiện từ vô thủy để luôn luôn muốn le lói chiếu soi không ngừng nghỉ ấy dĩ nhiên phải chiêu cảm và tác động đến Tướng-phần của Tàng thức. Và Tướng-phần cũng phải chuyển-hiện song hành và TƯƠNG ƯNG, tạo dựng kết tập nên những ảnh-biến-hiện ngày càng thô kệch lưu ngại, gọi là sắc-pháp.
Tóm lại, Sắc pháp tức là Thức-đại thô kệch, hầu như gồm toàn là Thức-đại, và không có Kiến-đại, hoặc rất ít Kiến-đại.
Đứng về Ngũ ấm mà nói, thì Sắc pháp tức là Sắc-ấm, được dệt nên bởi nhửng quang minh của vọng-tưởng Kiên cố xoay vần từ vô thủy.
Đứng về phương diện Hữu-tình cùng Vô-tình, thì Sắc-pháp tức là những hiện tượng tạm gọi là VÔ TÌNH.
Sắc pháp cũng tức là Sắc-Trần. Và sau đây, khi trình bày về cái bí-ẩn của Bộ-Ba(Trinity) Căn-Trần-Thức, sẽ phân biệt kỹ càng hơn thế nào là Sắc-trần và thế nào là VẬT?
Trong số 100 pháp của Duy thức học này, cần ghi rằng khoa học ngày nay chỉ mới nghiên cứu được một số Sắc-pháp, cùng vài Bất-tương-ưng-hành pháp như Thời, Phương, Số, Thế-tốc mà thôi… Còn về những pháp kia, thì hầu như chưa biết gì hết, vì đều là những pháp khó thể đo lường, thì sự đo lường se làm lệch lạc hết những trạng thái phát hiện hồn nhiên của chúng, vì đây là phạm vi của những phương trình bất-định của Heisenberg (relations d’incetitude của heisenberng).
4. BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP là gì? #
Đây là một số loại pháp ĐỘC ĐÁO và khá kỳ quặc của Duy thức học, của giáo lý nhà Phật, nên cần được trình bày kĩ càng.
Người mới học Duy thức, khi đọc đến loại pháp này, thường đều ngớ người ra, bồi hồi tự hỏi: “Quái la! Tại sao lại có sự phân loại thành loại pháp này?... Về những Tâm vương pháp, Tâm sở pháp và Sắc pháp, thì còn có thể tạm hiểu và mường tượng được… Nhưng loại pháp này lại nói đến những pháp lạ hoắc như: Đắc, Mạng căn, Chúng-đồng-phận, Dị-sanh-tánh, rồi lại Vô-tưởng-định, Diệt-tận-định… rồi lại Danh-thân, Cú-thân… rồi lại Thế-tốc, Thế-đệ, Thời, Phương, Số… Vậy thì làm sao mà kiếm được những mối liên quan tương đồng giữa những pháp lủng củng như vậy?...” Nhưng nếu suy nghĩ lâu rồi, thì người học sẽ hiểu, và sẽ thấy rằng Tuệ-giác nhà Phật thật là lạ lùng và kỳ diệu. Và chỉ có Tuệ-giác nhà Phật mới có thể phân-biện phơi bày về những điều mà các giáo lý khác cùng triết-huyết đều không thể làm nổi.
Về 5 chữ Bất-tương-ưng-hành-pháp, cần nói trước về 2 chữ Hành-pháp, rồi sau sẽ nói về Bất-tương-ưng.
Hành pháp là gì? Hành tức là đổi rời trôi-lăn-lưu-chuyển, là vô-thường niệm-niệm-sanh-diệt. Vậy thì theo nghĩa này, tất cả 100 pháp đều là Hành-pháp cả, đều thuộc về Hành-ấm cả… Đều thuộc về Hành-ấm, là vì đều khởi lên do cái sức Hành của Nghiệp-vọng tích lũy từ vô thủy, đều được dệt nên bởi vô lượng những tia-chớp-nháng phụt lên từ sức Hành của Vọng, vì trong tâm vẫn còn móng niệm CHIẾU SOI.
Vậy thì nói theo nghĩa rộng, tất cả 100 pháp bao gồm pháp giới đều là Hành pháp, và đều hàm chứa Hành-ấm hay Hành-uẩn.
Những trong các sách Duy thức học, thì những chữ Hành-pháp hoặc Hành-ấm thường được hiểu theo một nghĩa hẹp hơn. Và Hành-pháp hoặc Hành-ấm thường chỉ bao gồm:
-
49 món tâm sở , túc là tất cả các Tâm-sở chỉ trừ ra 2 món Thọ và Tương
-
Và 2 pháp Bất-tương-ưng-hành mà thôi.
Và sở dĩ các nhà Duy thức học đã đặt riêng Thọ và Tưởng ra ngoài Hành-ấm, là vì 2 món đó là 2 thể thức hoạt dụng khá đặc biệt của tâm thức chúng sanh, mặc dầu Thọ và Tưởng vẫn hàm chứa và bắt nguồn ở Hành-ấm…và thiết tửơng cũng cần ghi trong 5 ấm( Sắc Thọ Tưởng Hành Thức), thì cái phần ưu thắng mãnh liệt nhất là thuộc về thức ấm, vì Thức-ấm tức là Thức căn nguyên sơ-năng-biến và hàm chứa cái sắc khởi lên của Vọng chấp Pháp. Còn phần ưu thắng thứ 2 là thuộc về hành-ấm, tức là cái sức Hành khởi nên nghiệp vọng chấp ngã của chúng sanh.
Hành pháp là như vậy rồi, vậy Bất-tương-ưng là thế nào?
Có nghĩ là: Tâm-vương cùng Tâm-sở đều thuộc kiến phần tức là phần linh minh sáng láng chiếu soi, nên 2 loại đó thường hiệp với nhau và TƯƠNG ƯNG lẫn nhau. Nhưng trong lịch trình chuyển hiện của Thức sơ năng biến, thì Kiến phần đó lần lần bắt buộc phải PHỔ vào những lớp thô kệch lưu-ngại, tức Sắc-pháp kém linh minh hơn
Như thế tâm thức phải phổ vào sắc, TÂM phải cấu kết với VẬT. Để làm gì? Để tạo những loại HỮU TÌNH tức chúng sanh… Và vì Sắc thường thô kệch ù lỳ, hay lưu-lại với những Tâm-vương Tâm-sở nên gọi là Bất-tương-ưng.
Vậy thì 24 Bất-tương-ưng-hành pháp, đều là là những pháp được phát hiện do sự cấu kết giữa TÂM và VẬT, giữa cái Linh minh vô tướng mạo và cái hình tướng ù lỳ lưu lại để chuyển-hiện thành những loài HỮU TÌNH.
Trong Kinh Lăng nghiêm, trang 407, Phật có giảng nói về Ngũ Trược…Và Ngũ trượt là gì? Ngũ trược chính là tất cả những khổ lụy, những han hẹp sút kém, những thứ lệch lạc lưu-ngại, mà cái Tinh minh sáng láng bắt buộc vấp phải khi chuyển hiện vào những tầng lớp ngày càng thô kệch…Tỷ dụ như khi trong cái Biển quang minh uyên-nguyên vô tướng mạo, bắt đầu thấy hiện ra những dáng của sắc-tướng cùng hư không, thì tức là cái Tính minh sáng láng đã bước chân vào cái biển Vọng mờ mịt, mở đầu cho kỷ-nguyên thấy-biệt đục ngầu lệch lạc, nên gọi là KIẾP TRƯỢC. Lớp Trược tương ứng với Sắc ấm.
Rồi tới khi cái Tinh minh lại chui vào 1 cái như tấm ứ-đại thô kệch lưu ngại, thì tứ-đại này, tương tự như tấm lăng kính có nhiều lăng kính có nhiều góc cạnh, lại làm lóe lên nhiều cảm giác thấy-nghe-hay-hư biết hư minh huyễn hoặc, khiến ngày càng xa vời Chân. Nên gọi là KIẾN TRƯỢC, tức là thêm một tầng thấy lệch lạc. Và Kiến-trược này tương xứng với Thọ ấm
Rồi đến lượt Tưởng-ấm xen vô . Tưởng ấm là cái sức hoạt dụng của tâm thức, luôn luôn muốn so-đo phân biệt, nhớ nghĩ và tưởng tượng, tạo dựng thành những ảnh-tượng sự vật , và gán vào cho sự vật 1 danh tướng … vì đã lạc vào mơ đồ, nên cài Tính minh bị soi sút kém, và loay hoay trở thành như vậy. Nó tạo dựng những ảnh tượng sự vật, gán cho mỗi vật một danh ngôn, rồi đinh ninh yên chí rằng những vật vognj tưởng ấy là có thật. Do đó, theo đuổi nắm bắt , ngày càng lệch lạc, và khởi ra đủ thứ phiền não. Nên gọi là PHIỀN NÃO TRƯỢC. Tương xứng với tưởng-ấm
Rồi lại đến Hành-ấm chấp Ngã xen vô. Chấp ngã thì muốn duy trì. Thầy cái thân này, khi còn khỏe mạnh, thì cũng hay hay, có thể nhảy nhót, nghênh ngáo nhìn ngó. Thấy cái thế gian xuất hiện trước mắt cũng lung linh màu sắc, có vẻ vui vui. Lầm nhận cái vui và đẹp giả tạm, và quen rằng có những thế-giới cùng diệu-trang-nghiêm-vương các còn lung linh sáng lạng gấp trăm ngàn vạn lần…
Ngoài ra, lai chấp luôn cái vọng thức phan biệt tức cái suy nghĩ tri kiến của thức thứ 6 làm tâm của mình, cho rằng cái đó thật là hay ho, có nhiều hiệu năng cải tạo sự vật…Vì lầm, nên muốn duy trì, muốn lưu mãi cái thân tâm này trong cái thế gian này. Nhưng đâu có được. Vì nghiệp báo vẫn xoay vẫn và vẫn phải chìm nổi lên xuống.. Nên gọi cái lớp xen lộn giả dối này là CHÚNG SANH TRƯỢC. Tương ứng với Hàng-ấm chấp ngã.
Nay nếu có người, vì cơ-duyên đã chín, muốn tỉnh giấc mộng đời, rồi chép kinh ngồi kệ, lần lần tu hành, nhìn thấy rõ 4 Trược trên là huyễn-hoặc, rồi thiền-quán vượt được 4 trượt THÔ ấy. Thì lọt được vào Thức-ấm cực kỳ vi-tế…Nhưng nếu lọt được vào bình diện này, mà lại khởi tâm tự mãn cho là đến bến, hoặc móng-niệm chấp trước, hoặc chấp chân thường, hoặc chấp an-lạc, hoặc chấp chứng-đắc, hoặc móng-niệm muốn chiếu soi…thì vấp phải lớp Trược cuối cùng, rất vi-tế gọi là MẠNG TRƯỢC. Lớp trượt này tương ứng với Thức-ấm, và gây nên những món ma-chướng thuộc Thức-ấm đã được nói trong kinh Lăng Nghiêm… Những vị tu-sĩ ngoại đạo cùng hành Thanh-văn mắc bịnh Triền-không thường hay vấp phải lớp trược này… tương xứng với thức ấm.
Nay trở lại Bất-tương-ưng-hành-pháp.
Vậy thì những pháp này tức là sự cấu kết giữa TÂM và VẬT, giứa Kiến-đại cùng Thức-đại khinh thanh sáng láng( tức Tâm vương Tâm sở) và Thức-đại thô kệch( tức Sắc pháp), để tạo nên những loài HỮU TÌNH.
Do sự cấu kết giữa 2 thành phần bất-tương-ưng này, nên khiến LÓE lên nhiều phấp sai biệt, nhiều mức-độ sai biệt, nhiều thân-phận hay phân-vị sai biệt.
Bởi vậy, nên trong bài tụng ngôn, ngài Thế thân viết: “Tam, phận-vị sai biệt cố”
Vậy thì có những pháp gì léo lên?
Trước hết, một khi Tâm cùng Vật đã cấu kết tạo thành 1 chủng tử hữu tình thứ flux de force tuy cực vi nhưng hết sức mãnh liệt, thì dĩ nhiên là chủng tử ấy phải đi thọ sanh để tạo dựng 1 thân căn.
Nên pháp đầu tiên gọi là ĐẮC. Đắc nghĩa là THỌ SANH.
Thọ sanh rồi, thì được có MẠNG CĂN. Đó là pháp thứ 2.
Mạng căn cò 2 đặc tính: Noãn(hơi ấm) và Thức tâm tức là cái hư-minh thấy-nghe-hay-biết. Cái Tinh minh sáng láng, khi phổ vào sắc chất thô kệch, đã tạo dựng nên 2 thứ đó.
Có mạng căn hữu-tình rồi, thì dĩ nhiên có những chung hữu-tình đồng loại , nghĩa là có mức-độ tâm thức tương đồng, tức là một số cộng nghiệp tương đồng, khiến cho cái thấy -nghe-hay-biết đại để tương tự như nhau.
Nên gọi là CHÚNG ĐỒNG PHẬN, pháp thứ 3.
Nhưng về thân phận hay vì vị-phận, thì hầu hết các chúng sanh đều trôi lăn trong biển nghiệp, đều là phàm-phu, chứ không phải là Thánh-nhân... Vả lại, một khi dã khi thọ sanh trong sự mờ mịt , thì đều là phàm phu cả.
Hơn nữa, ở nơi chúng sanh phàm phu thì thân-tâm thường bất-tuong-ưng và chẳng có tự tại lực gì cả. Và tâm nhiều khi không bảo được thân, và thường phải líu rúi đi theo thân mặc dầu không muốn… Tỷ dụ như khi thân đau bịnh, thì tâm bắt buộc phải rầu rĩ ủ ê, dù có muốn vui tươi cũng không được.
Trái lại, ở nơi các Đại Bồ Tát hay Đại thán, thì thân-tâm đều tương ứng và đều tự tại…Tỷ dụ như dù Đại Bồ tát có nhỏ lại một giọt lệ Đại bi để khóc cho chúng sanh chìm nổ, nhưng tâm vẫn an nhiên bất động, khoong có một bóng niệm buồn rầu. Hoặc Đại Bồ tát có thị hiện một cơn sân nộ đùng đùng để cảnh giác1 chúng sanh, thì tâm vẫn chẳng gợn 1 niệm sân hận. Hoặc thân có lâm bịnh trầm kha, nhưng tâm vẫn lặng lẽ an vui. Hoặc vì, phương tiện độ sanh mà muốn kéo dài thọ mạng, thì vẫn có thể trụ cái thân đó qua đó qua bao nhiêu kiếp cũng được…Nên gọi là thân-tâm đều tự tại.
Cho nên, cả 24 pháp Bất-tương-ưng này là chỉ cho sự triển khai, sự hoạt động vẫy vùng của thân-tâm của nhưng kẻ phàm phu, không phải là chỉ cho đại thánh. Và Đại thánh có nghĩa: những bậc cao siêu, và tu theo đúng chánh pháp của Chư Như lai, biết rõ Diệu Tâm, tức là đã vào được nhũng cơn định sâu, nhưng không miệt mài vui thú trong đó, mà vẫn luôn luôn khởi Đại tâm vào Đại thừa, luôn luôn khởi tâm Đại bi độ sanh để ô trọn pháp giới trong thân-tâm mình…
Cho nên, Duy thức học gọi kẻ phàm phu vẫn có thể vẫy vùng, vẫn có ít nhiều tự do để lựa chọn côn đường triển khai thân-tâm.
Có thể hoặc tiếp tục buông trôi thân-tâm mình theo ngũ trược, theo Vô minh, theo dòng Nghiệp…Trường hợp này thì khỏi nói, vì sự trôi-lăn tiếp tục. Nhưng cũng có thể tự mình suy ngẫm ra, hoặc nương theo một giáo lý bất liễu nghĩa nào đó của ngoại đạo, rồi quyết tâm muốn làm con cá tích để bơi ngược giòng Nghiệp.
Muốn bơi ngược giòng nghiệp, thì cũng phải thiền quán và trì một số giới chưa được rốt ráo của ngoại đạo. Thiền quan lần lần thì có định lực, làm bặt lần lần những gợn sóng của Tâm vương Tâm sở, và đạt tới những mức độ định ở những tầng trời cõi Sắc.
Rồi đạt tới VÔ TƯỞNG ĐỊNH. Và đây là pháp thứ 5.
Vô thưởng định là thứ định, trong đó những gợn sóng của Tâm vương Tâm sở về 6 thức trước đều bặt đi.
Kẻ phàm phu không được nghe chánh pháp của Chư Như lai, và ở cõi dục tu theo lối này, rồi đạt được Vô tưởng định, thì sau khi mạng chung, sẽ thọ sanh ở tầng trời Vô tưởng ở cõi Sắc.
Nên gọi là VÔ TƯỞNG BÁO, và đây là pháp thứ 6.
Kẻ phàm phu ngoại đạo ấy cún có thể tu cao lên nữa. Và đạt tới DIỆT TẬN ĐỊNH, hay DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH. Và đây là pháp thứ 7.
Diệt thọ trưởng định lá thứ Định cao và khà sâu, trong đó những tâm vương tam sở của 6 thức trước đều bị bặt đi, và đồng thời, một phần lớn những tập khhis ô nhiễm của Mạt na thức chấp Ngã cũng bị tieu trừ.
Thứ định này thường được coi là cực quả định lực của các bậc Tiểu Thánh. Tỷ dụ như ngài Ca diếp hoặc các bậc A La Hán thì đều đạt tới định này.
Còn các tu sĩ ngoại đạo thì trên nguyên tắc, nếu họ gột nổi những tập-khí chấp khí chấp ngã, họ cũng có thể đạt tới định này. Nhưng trên thực tế, họ ít khi đạt tới vì họ thường còn ôm những tập-quán chấp trướt nhị biên, như chấp Minh –đế hay Thâfn ngasx. Nên chỉ thường đạt tới nghững định ở cõi Sắc và Vô sắc, không ra khỏi tam giới…
Tuy định này là định của các bậc Tiểu thanh, nhưng pháp này vẫn bị xếp hạng cào Bất-tương-ưng-hành-pháp. Là vì sao?
Là vì bậc Tiểu tăng này, thân tâm này vẫn chưa có nhiều tương ưng, vẫn còn trong vòng bất-tương-ưng, và thân tâm chưa có tự-tai-lục lớn… là vì còn có vô-minh vi-tế, còn ít nhiều âm thầm chấp ngã, và còn rất nhiều vô-minh vi-tế chấp pháp. Chưa được pháp không.
Bởi thế, nên các bậc A La Hán chưa có thần lực lớn lao, tỷ dụ nhu chưa có thể biến thân thành vô biên hay thành thật nhỏ được, hoặc chưa có thể trụ thân mình trong nhiều kiếp được…Hoặc có khi, nếu không khóe nhiếp tâm và khởi tâm tự mãn, thì vẫn còn có thể bị thối thất.
Vậy thì những vi đó, nếu muốn khiến cho thân tâm bước vào bình diện thật tương-ưng, thật tự-tại, thì phải làm gì?
Phải hồi tâm vào Đại thừa, phải luôn luôn hư khởi Đại bi tâm cùng nhàm chán niềm trầm-không-thú-tịch, phải quyết tâm không sợ hãikhoong kinh nghi bước vào Bồ tát đạo, phâir học quán chiếu Như-huyễn, phải thực tập phương-tiện-huệ của Bát nhã ba la mật, phải hiểu Đồng-thể-bi và Tự-tâm huyễn-hiện, phải làm lục độ vạn hạnh và thí thân hoài hoài trong vô lượng kiếp… thì mới gột sạch những vô- minh vi-tế chấp pháp, và ôm trọn pháp-giới vào thân tâm được.
Như thế thì thân tâm mới hoàn toàn tương-ưng, và có vô-ngại đại-tự-tại-lực.
Mấy pháp trên đây là nói về những phàm phu có tu hành nhưng chưa được nghe, hoặc chưa theo đúng chánh pháp của Chư Như Lai, và chư biết Diệu Tâm.
Còn như đối với những kể phàm phu không tu thành gì cả, hoặc công phu tu hành qua ít ỏi , thì dĩ nhiên là họ vẫn tiếp tục có thân tâm rất là bất-tương-ưng và tiếp tục trôi-lăng-lưu-chuyển trong biển nghiệp, trong vòng nhân quả sâu đậm,trong thế giới nhị biên sai biệt, trong sự phối của không-thời gian…Và trong tất cả những hoạt đọng vẫy vùng chỉ là lăng xăng qua lại trôi-lăn-lưu-chuyển mà thôi.
Do đó, nên từ pháp thứ 8 đến pháp thứ 24 đều là để chỉ cho các tác động thi-vi lăng xăng qua lại trôi-lăn-lưu-chuyển của những kẻ phàm phu mà thâm-tâm còn rất là bất-tương-ưng
Vì bị suy động bởi sức nghiệp-vọng, nên kẻ phàm phu thường trôi lăn từ vọng tưởng này đến vọng tưởng khác…Khó có thể hieur rằng pháp giới chỉ là huyễn-hiện, do nghiệp lực chiêu cảm, và tất cả sự vật đều vô tánh, đều chỉ là mộng ảo. Trong cái màng huyễn-hiện của pháp-giới , dệt nên bởi vi-trần-số những lưới quang minh tâm thức lồng vào nhau, thì có những nét đậm tối tăm( sắc-tướng) cùng những nét nhạt và mờ ảo hơn(hư không).
Kẻ phàm phu vốn ưa thích những gì thô kệch tương ưng với giác quan cùng tâm thức mình, nên thường phân biệt cắt xén cái màn huyễn-hiện đó, đẻ lấy ra những nét đậm, hoặc những hình thù đậm có màu sắc, cho đó là VẬT có thật, rồi cùng với những kẻ đồng loại đặt cho nó một cái TÊN. Nên gọi là DANH THÂN, tức pháp thứ 8… Danh thân cũng như danh ngôn hay danh-tướng, dùng để chỉ Vật.
Đã chấp là có Vật thật có rồi, thì cố gắng tìm hiểu về vật đó, để mong sử dunhj và nắm bắt vật…Tìm hiểu được đến đâu, thì lại dùng lời nói để trao đổi sự hiểu biết với những kẻ đồng loại. Lời nói tức là CÚ THÂN và VĂN THÂN tức là câu và chữ.
Vật đã vọng tưởng là có thật rồi, thì dĩ nhien là vật ấy và thân căn phải xoay vần không ngừng nghỉ, tạo thành những pháp là SANH, TRỤ, LÃO, TỬ hay VÔ THƯỜNG.
Trong vần xoay này, thì nhân quả nói với nhau không dứt, nên gọi là LƯU CHUYỂN… Nhân nào thì quả ấy, trước sau không mảy may lộn lạo, nên gọi là ĐỊNH VỊ… Nhân quả luôn luôn tương-ưng với nhau, nên gọi là TƯƠNG ƯNG.
Vì xoay vần mau lẹ và không ngừng nghỉ, nên làm phát hiệ n ra nhiều thứ THẾ TỐC tức lay động tương-đối…Vì có nhiều thứ thế-tốc sai biệt, nen tạo dựng nên nhiều thứ vọng-tưởng là THỨ ĐỆ(thứ lớp), THỜI( thời gian), PHƯƠNG(không gian) và SỐ( tức là vô lượng hay muôn hình vạn trạng..)…v..v.Tức là những pháp 18,19,20,21,22…
Đại thể là những pháp Bất-tương-ưng-hành là như vậy.
Tóm lại là trong số 100 pháp của Duy thức học, khoa học ngày nay, mới chỉ nguyên cứu được 1 số Sắc pháp cùng với vài Bất-tương-ưng –hành như thế-tốc cùng Thời-phương mà thôi…
5- VÔ VỊ PHÁP là gì? #
Bốn loại phấp trên đây đều gọi là pháp Hữu-vi. Vì sao?
Vì đều là những pháp không phải là đơn thuần, không phải là đơn độc lẻ loi, và đều được tạo đựng nên do sự hội-tụ hay ly-tán của rất nhiều nhân-duyên, và cũng do đó, nên có Sanh có Diệt.
Đều là do sự ĐỘNG NIỆM của tâm chúng sanh mà tạo dựng nên. Đều là những vọng tưởng này có thể gọi là những vọng tưởng hoặc kiên-cố, hoặc hư-minh, hoặc dung thông, hoặc u-ẩn mà thôi…Những vọng tưởng này có thể gọi là những vọng tưởng Thô, hoặc vi-tế trung bình.
Nếu một chúng sanh chui khổ tâm tu hành, thì những Niệm thô hoặc thô hoặc kém vi-tế ấy sẽ lần lần BẶT đi.
Và lúc đó, mọi thứ thức tâm phân biệt rất vi tế, một lớp vộng tưởng cực kỳ vi-tế , một lớp vọng tưởng cực kì vi-vế HIỂN LỘ ra.
Và cái đó, gọi là pháp VÔ Vi. Và cũng là pháp của các bậc Thánh, tu theo chánh pháp và biết Diệu tâm.
Bởi thế, nên Ngài Thế Thân viết trong bài tụng-ngôn: “Tứ, sở HIỆN thị cố.....” Hiện tức là hiện bày.
Nên pháp vô-vi có thể tạm định nghĩa là những pháp không phải do nhân-duyên hiệp tan mà có, và cũng không có Sanh có Diệt. Hoặc tạm coi là những pháp đơn-thuần, hay đơn độc lẻ loi.
Sách Duy thức học thường hay liệt kê 6 pháp vô-vi, tùy theo mức-độ NGÀY CÀNG VI TẾ của tâm niệm. Thực ra, thì có thể liệt kê nhiều hơn hay ít hơn cũng vẫn được, vì mỗi một mức độ quán chiếu cao siêu vi-tế của tâm hành giả đều có thể gọi là vô-vi pháp... Sáu pháp là:
-Hư không vô vi: tâm hành giả đã đạt tới mức rỗng rang lặng lẽ vi-tế như Hư-không, hàm chứa mọi vật mà vẫn không dính mắc, hay rất ít dính mắc.
Nên dùng hư-không để ví dụ, và đặt tên gọi cái trạng thái tâm thức đó.
-Trạch diệt vô vi: hành giả dùng QUÁN nhiều hơn là CHỈ. Dùng sức quán chiếu của Trí-huệ vô lậu để tiêu trừ những mầm vọng, những nhiễm-ô phiền não, khiến cho tâm thức ngày càng khinh thanh nhẹ nhàng, càng nhỏ nhiệm vi tế.
-Phi trạch diệt vô vi: hành giả dùng CHỈ nhiều hơn QUÁN, dùng Định-lực nhiều hơn Trí-tuệ, để làm bặt những bập bềnh giao động của tâm thức. Do đó, những phiền não nhiễm ô vì thiếu duyên nên không khởi lên được, và tâm thức ngày càng nhẹ nhàng vi-tế.
-Bất động diệt vô vi: tức là Đệ-tứ thiền.
Đệ-tứ thiền là một cửa ải quan trọng trên con đường thiền quán... Thiền quán là gì? Kinh Đại Niết Bàn dạy rằng: Thiền quán là XẢ, là lìa bỏ những tâm niệm vọng tưởng.
Vào đệ-tứ thiền tức là xả lìa được các giác quan, các thứ hay biết suy nghĩ, các tâm niệm vui mừng của 3 thứ sơ-nhị-tam thiền. Nên gọi là Xả-niệm-thanh-tịnh địa. Có thể phóng quang, thi triển thần thông, bặt hơi thở. Có thể xuất thần thức lên chơi những tầng trời Đệ-tứ thiền ở cõi Sắc, hoặc khi mạng chung, thọ sanh nơi đó, và như thế, có thể tránh những tam tai (hỏa tai, thủy tai và phong tai) của thời kỳ kiếp hoại.
Tuy nhiên, Đệ-tứ thiền này cũng chưa phải là vô vi gì mấy nỗi, và chỉ tạm gọi là vậy thôi. Vì chỉ mới thoát ra khỏi được Sắc-ấm tương tự như con chim sổ lồng, đồng thời bặt được Thọ ấm và phần lớn Tưởng-ấm. Lọt được vào Hành-ấm, nhưng vẫn còn chịu sự trôi lăn thô kệch cùng vi tế của những vọng tưởng u-ẩn chấp ngã của Hành-ấm. Ấy là chưa kể sự biến-dịch vi-tế và rất mãnh liệt như thác đổ của Thức-ấm tức Tàng thức. Nên chưa có thể gọi là vô-vi rốt ráo.
Xưa kia, Thiện tịnh tỳ kheo là đệ-tử của Phật, là người có nhiều định lực nhưng ít giới hạnh, lại hay qua lại tiếp xúc với bọn Ni-kiền-tử (1 phái ngoại đạo ưa ở trần ngồi xổm, ăn bã rượu, và hay bài bác nhân quả), và ưa lộng ngôn bài bác nhân quả. Ông ta tu thiền quán, vào được tứ-thiền, nhưng lại hiu hiu tự đắc lầm nghĩ cho rằng mình đã đắc được tứ quả, và như thế chắc sẽ được Niết bàn... Tới khi gần mạng chung, nhận thấy rằng những vọng tưởng u-ẩn cùng vi-tế trong tâm thức vẫn lưu chuyển liên miên, và vẫn còn phiền não, chưa thấy gì là chân thường Niết bàn cả, nên giận dữ thốt lời vọng ngữ rằng:” Chẳng có Niết bàn gì hết! Và lời Phật chỉ là lời hư vọng...: Nên sau khi mạng chung, bị đọa địa ngục... Vụ này được nhắc tới trong Kinh Đại Bát Niết Bàn cùng Đại trí độ luận.
-Thọ tưởng diệt vô-vi: tức là Diệt tận định.
Định này làm bặt được Thọ-ấm, Tưởng-ấm, cùng những tập khí ô nhiễm chấp ngã của Hành ấm. Nhưng vẫn còn sự biến-dịch-vi-tế và rất mãnh liệt của những vọng tưởng hư-vô-vi-tế của Tàng thức.
Nên cũng chưa phải là rốt ráo vô-vi.
-CHÂN NHƯ VÔ VI: Pháp này thì có thể gọi là rốt ráo vô vi, vì đã đạt tới nơi đáy tầng của Không hải, tới Tột-Không.
Đây là mức độ tâm thức Song chiếu tuyệt vời, vừa lặng lẽ tột-không lại vừa đầy đủ Vô-tác diệu lực của các bậc Diệu giác tức Chư Phật. Vừa Đại Bát Nhã vô ngã như huyễn, lại vừa Đại bi hằng khởi... Là trường hợp của những đại định vô trụ như Chân như tam muội, Thủ lăng nghiêm tam muội, Như-huyễn tam muội, hay Kim cang tam muội... Đến mức tột-bờ-mé này, thì cũng không còn có gì có thể gọi là vô-vi hay hữu-vi nữa...
Thực ra, pháp vô vi chỉ được dựng lập nên để đối đãi với những pháp hữu-vi, trong cái phàm thức phân biệt của thế tục.
Trong Đại trí độ luận, Ngài Long Thọ dạy rằng: Pháp hữu-vi, so với pháp vô-vi, thì chẳng phải là 1 cũng chẳng phải là khác....” Sở dĩ như vậy là vì cùng bắt nguồn ở 1 tâm thức thôi, và chỉ khác nhau ở chỗ động niệm rung chuyển theo những nhịp điệu Thô-kệch hay Vi-tế.
Cũng cần ghi rằng: khi một hành giả tu hành đến mức làm bặt hết mọi vọng tưởng, cả thô kệch lẫn vi-tế, nhưng nếu còn lãng đãng có cái tâm CHIẾU SOI, thì vẫn chưa phải là rốt ráo... Vì thế, các Kinh Đại thừa như Kinh Viên Giác mới căn dặn rằng: cần bặt cả cái tâm chiếu soi thì mới khế nhập hoàn toàn Biển Viên Giác, hoặc Biển vô-vi của Diệu-tâm.
Là vì khởi tâm chiếu soi tức là khởi Vọng rồi...
Và hữu-vi hay vô-vi cũng đều là những ánh-biến-hiện của Tự-tâm, cũng đều là tia-chớp-nháng, đều là huyễn mộng...